Tin trong nước

‘Cảm xúc Hà Nội’ và những mẩu chuyện

Đặc biệt là bức ảnh đoạt huy chương Vàng –  “Thắp sáng dòng điện mùa xuân” của Phạm Công Thắng , nếu là ảnh nhỏ trên báo, ít người chú ý đến, nhưng ở triển lãm, không gian rộng hơn, người xem trực tiếp quan sát, ấn tượng của nó mạnh mẽ hơn, đã nêu lên được tinh thần dũng cảm và trách nhiệm với bối cảnh khi nghững người thợ điện phải làm việc trên cao dễ gặp nguy hiểm, phía dưới là cả vườn đào mùa xuân… làm cho mọi cảm nhận sâu sắc hơn khi đăng trên báo.

Thắp sáng mùa xuân – Ảnh: Phạm Công Thắng

Những bức ảnh mang tính đời thường đã thuyết phục được người xem như cảnh người nước  ngoài tham gia vào công việc làng nghề bức ảnh “Làng gốm cổ” huy chương Bạc của Quang Lâm, “Bạn cùng lớp” huy chương Bạc cũng là bức ảnh đẹp gây nhiều ấn tượng.

Làng gốm cổ – Ảnh: Quang Lâm

Ông Tạ Ngọc Bảo xúc động kể về hoàn cảnh bấm máy bức ảnh “Bạn cùng lớp” ghi lại khoảnh khắc của các em học viên mái ấm tình thương chủa Bồ Đề. Ông đã thể hiện các cháu bị thiệt thòi số phận được các vị sư ni cưu mang nuôi dưỡng. Các cháu rất tự nhiên, không mặc cảm và tác giả đã ghi lại hình tượng tình thân ái bên nhau của các cháu.

Bạn cùng lớp – Ảnh: Tạ Ngọc Bảo

Tại triển lãm có bức ảnh của nữ tác giả Nhật Kátu MaGuMi “Phố trong làng” lại lại chú ý tới những bờ ruộng, đàn vịt của làng, đằng sau là những ngôi nhà cao tầng của phố, mang tính so sánh bằng cái nhìn độc đáo.

Phố trong làng – Ảnh: Nhật KatSu MaGuMi (Nhật Bản)

 

Tôi gặp ông Nguyễn Đức Chỉnh, phó Chủ tịch Hội NANT Hà Nội và là thành viên Ban tổ chức, ông nói: “Đây là cuộc triển lãm theo thông lệ hàng năm,  BCH đã có sự chuẩn bị từ đầu năm, có kế hoạch cụ thể nên đạt kết quả tốt. Số tác giả và số ảnh tham gia năm nay nhiều hơn năm ngoái,  không chỉ có những tác giả Hà Nội mà những tác giả các tỉnh thành trong cả nước và người nước ngoài cũng tham gia.”

Tôi gặp ông Nguyễn Huỳnh Mai họa sĩ nhà xuất bản Hà Nội, nhưng anh lại đam mê nhiếp ảnh và cầm máy từ ngày còn trong quân ngũ năm 1968 – người có vinh dự đoạt hai giải tại triển lãm – “Thị Mầu lên chùa” huy chương Đồng và “Tiếng vọng” giải khuyến khích. Ông cho biết: Khi công ty  thuộc khách sạn Bảo Sơn khai trương “Thiên đường Bảo Sơn” ở Hoài Đức tôi đã đến đó tham quan, tại đây họ thành lập đội chéo, hát văn, nhạc dân tộc, tôi thấy cần  đến đó theo dõi để nắm bắt được diễn biến trong vở “Thị Mầu lên chùa” để chờ giây phút xuất thần, khi Thị Mầu giơ quạt và ánh mắt đắm đuối dành cho chú tiều Thị Kính, và sự lạnh lùng của chú tiều vẫn chú  tâm vào tụng kinh, gõ mõ, đã lột tả được nội tâm sâu sắc của cả hai nhân vật tại thời điển đó. Một tỉnh cảm trớ trêu giữa đạo với đời khiến tôi rất hài lòng. Còn bức ảnh “Tiếng vọng” tôi chụp bức ảnh tại nhà mồ Tây nguyên trong bảo tàng Dân tôc học đường Nguyễn Văn Huyên. Vào buổi trưa tôi thấy hai nữ du khách ngoại quốc, một người đang chụp ảnh cho một người kia, họ rất tinh nghịch, áp tai vào bụng bức tượng mang  thai. Tôi vội bấm máy ghi được họ ở cảnh tự nhiên ấy, đó là khoảnh khắc rất hay bởi nó phản ánh được nội tâm của con  người. Lúc đầu tôi định tim  tiêu đề khác, sau tôi quyết định dặt tên “Tiếng vọng”, vì hình ảnh là người ngoại quốc nọ đang lắng nghe tiếng vọng từ một sinh linh bé nhỏ sắp chào đời, muốn nhắn gửi tới bà một điều tốt đẹp và ai hiểu thế nào cũng được, nhưng đó là lắng nghe một sự sống.

Thị mầu len chùa – Ảnh: Nguyễn Huỳnh Mai

 

Bên bức “Rồng thiêng” của Chu Huy Cường, một nhiếp ảnh gia chỉ vào bức ảnh nói: “Đây là bức ảnh cuối cùng của anh, ảnh chụp pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội. Anh là người say mê nghề nghiệp, hơn 40 năm đi khắp nơi chụp ảnh, anh đã có triển lám riêng, dù mang bệnh hiểm nghèo, anh vẫn vừa điều trị vừa đi chụp ảnh. Anh đã ra đi cách đây không lâu, trước khi mất anh có nguyện vọng được tham gia triển lám “Cảm xúc Hà Nội” và bạn bè đã giúp anh toại nguyện.”

Rồng thiêng – Ảnh: Chu Huy Cường

 

Có thể nói, lồng vào cảm xúc của họ khi bấm máy mỗi bức ảnh trong triển lãm này là một câu chuyện đầy thú vị.

Tôi xin lấy lời của ông Nguyễn Đức Tân Chủ tịch Hội NANT Hà Nội, Trưởng ban tổ chức thay cho lời kết bài viết này:

Với sự góp mặt của 111 tác phẩm trên số hội viên của hội là 200, đủ thấy sự hăng hái tham gia của các hội viên, chất lượng các tác phẩm ảnh dự thi cũng được nâng lên. Chất lượng nội dung trung thực, sâu sắc, hình thức nghệ thuật có sự tìm tòi, chắt lọc. Do đề tài là “Cảm xúc Hà Nội”, nên cảm xúc cá nhân của mỗi tác giả thể hiện rõ nét hơn, trước đây có nhiều mảng đề tài ít được đề cập, nhưng nay nhiều tác giả đi sâu hơn vào cuộc sống thực tế, như công trường, nhà máy, ruộng đồng, lòng nhân ái bao dung của con người, cùng với sự đóng góp của nhân dân thủ đô trong công cuộc công nghiếp hóa, hiện đại hóa gây nhiều ấn tượng… Đó là thành công của triển lãm này.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button