Tin quốc tế

Tim Page – nhà báo ảnh đã kinh qua nhiều cuộc chiến

Nhưng họ đã lầm vì Tim Page nay vẫn sống khoẻ tại Brisbane, Australia làm giáo sư ảnh báo chí ở Đại học Griffith. Ông đã giã từ nghề phóng viên ảnh ở vùng lửa đạn. Thay vào đó là tích cực hoạt động tưởng nhớ các đồng nghiệp đã gục ngã, bất phân định là người quốc gia nào, phe nào ở cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước đây.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Anh này có đủ chất liệu để làm phim tiểu sử nhân vật cực kỳ cuốn hút. Năm 1962, tức khi mới 18 tuổi, Tim Page một mình lái xe đi xuyên suốt chiều ngang châu Âu để lần lượt có những cuộc phiêu lưu kỳ thú ở Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Lào. Đến đất nước triệu voi, Tim cạn sạch tiền, đành nhận làm cố vấn nông nghiệp cho cơ quan USAID. Sau đó anh trở thành cộng tác viên ảnh thời sự cho các hãng thông tấn UPI và AFP. Loạt ảnh âm mưu đảo chính ở Lào năm 1965 đã giúp anh được tuyển làm nhân viên của văn phòng UPI tại Sài Gòn.

Trong thời gian làm nhiếp ảnh gia chiến trường tại Việt Nam và Campuchia, Tim Page 3 lần bị thương. Vậy mà khi cuộc chiến 6 ngày nổ bùng lên ở Trung Đông vào năm 1967, anh vẫn bay sang đó chụp ảnh. Tháng 4/1969, lúc anh nhảy ra khỏi trực thăng để phụ khiêng các binh sĩ bị thương lên máy bay, một mảnh pháo lớn đã cắm phập vào đầu của Tim. Nhưng anh may mắn thoát chết, chỉ mất một năm giải phẫu não và hồi phục sức khoẻ tại Mỹ. Chính trong thời gian nằm viện này, Tim Page bắt đầu tham gia sâu hơn vào phong trào phản chiến dấy lên bởi các cựu binh và phế binh Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam. Một trong những thương phế binh đã khiến Tim Page bị sốc mạnh chính là Ron Kovic, người sau này được thể hiện bởi diễn viên ngôi sao Tom Cruise trong phim Sinh ngày 4 tháng 7 của đạo diễn Oliver Stone, vốn cũng là cựu binh Mỹ sống sót chiến trường Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1970, Tim nhận tin người bạn thân nhất của mình, nhiếp ảnh gia Sean Flynn (con trai ngôi sao Erroll Flynn của Hollywood) bị bắt và mất tích ở chiến trường Campuchia. Sau nhiều lần tìm kiếm, mãi đến cuối năm 1990, Tim Page mới biết được nơi chôn cất người bạn xấu số này.

Ông quyết định thành lập Indochina Media Memorial Foundation (IMMF), một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận tưởng nhớ tất cả các nhà báo đã tử thương hoặc mất tích ở chiến trường Đông Dương trong thời gian từ 1945 đến 1975, thông qua các dự án đóng góp cụ thể cho các địa phương.

Năm nay, lần thứ ba, chương trình huấn luyện kỹ năng nhiếp ảnh báo chí cho các tài năng trẻ của Việt Nam, được IMMF tiến hành cùng với Thông tấn xã Việt Nam. Chương trình dự kiến cung cấp cho khoảng 30 nhiếp ảnh gia các thông tin, kinh nghiệm chụp ảnh, xử lý ảnh và biên tập ảnh với các công cụ hiện đại thời công nghệ số hoá. Chương trình này sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9 đến 15/5, do Canon tài trợ.

Ông Tim Page đã là đề tài chính của nhiều phim tài liệu, hai phim tiểu sử và là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có cuốn Requiem (Hồi niệm) đăng lại nhiều ảnh chụp bởi các nhà báo đã gục ngã trong các năm chiến tranh chống quân Nhật, Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Requiem còn là đề tài triển lãm ảnh trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button