D800 có thể trở thành sát thủ đối với dòng Medium Format không?
Có lẽ Nikon muốn chứng tỏ mình, sau một khoảng thời gian khá dài “nhún nhường về công nghệ” trước đàn anh Canon. Trong khi trước đó, luôn bị vướng với cái bóng của “cảm biến Sony”, và những lúng túng trong việc phân khúc thị trường (cách đặt tên thiếu tính dài hơi).
Đầu tiên khi đưa ngưỡng độ phân giải lên đến 36Mp, ngoài việc tiếp cận ngưỡng “thấp” của dòng Medium format (39Mp), người ta có thể hình dung đây có lẽ là một cuộc chiến về công nghệ, hơn là vấn đề “phân khúc thị trường”.
– Khi chọn ngưỡng này, mặc nhiên Nikon đang có ý định xen vào công việc của những nhà nhiếp ảnh phong cảnh (chuyên nghiệp), mảnh đất mà hầu như chỉ dành cho dòng máy Medium format (với giá vài mươi ngàn USD), thì nay D800 như “làn gió mới”.
– Những nhà nhiếp ảnh thời trang cũng là đối tượng không thể thiếu, với những nhu cầu phóng lớn hình ở ngưỡng “wall photo” (rất lớn dùng cho quảng cáo trên những mảng tường to).
– Kỳ dư những lĩnh vực khác, thì hiếm khi có nhu cầu vượt trội, và với ngưỡng độ phân giải từ 12Mp đến 20Mp đã có thể xem như “hoàn hảo cho phân khúc thị trường phổ thông” hiện tại, và có vẻ như đã đạt ngưỡng bão hòa về phương diện “độ phân giải hình ảnh”.
– Hai lĩnh vực “phong cảnh” và “thời trang” chuyên nghiệp như trên chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong phân khúc thị trường chung.
– Trong thị trường “rất sôi nổi” là lĩnh vực “dùng máy chụp DSLR thay cho máy quay” nơi các phim trường, có vẻ như đang chững lại, khi mà các nhà sản xuất đang bị ngưỡng giới hạn của “bộ nhớ đệm”, “bộ nhớ xử lý ngẫu nhiên”, rồi “bộ xử lý chính” cũng chưa thể ngày một ngày hai đáp ứng được dung lượng “khổng lồ” của dữ liệu khi phải xử lý trên nền “không nén”, hoặc khi nâng lên 60fps, hoặc 3K, rồi 4K (độ phân giải ngang của màn hình)…
Một số đặc điểm cơ bản của D800 mà ta cần tham khảo:
+ Khi đưa thêm tỷ lệ 5:4 vào (dù chỉ là crop), có vẻ như Nikon đã bộc lộ rõ ý đồ lấn sân vào thị trường Medium format.
+ ISO tối đa chỉ đến 6400, thì không phải là vấn đề Nikon khiêm tốn (dù cho phép mở rộng ra đến 25600), nhưng cho thấy một vấn đề khác, đó là vì nhu cầu tăng độ phân giải hình ảnh lên, nên kích thước pixel đã bị giảm xuống khá đáng kể (có thể sẽ là dưới 4um, cho đến giờ Nikon vẫn chưa công bố thông số này), và như thế, sẽ không thể tăng ISO cao hơn, vì nhiễu sẽ vượt ngưỡng cho phép.
+ 4fps chưa hẳn đã là ngưỡng hấp dẫn trong lĩnh vực thời trang hay quảng cáo. Dù sao cũng vẫn cao hơn khá nhiều khi so với dòng medium format.
Kỳ dư hầu như chẳng có gì nổi bật thêm, không khác nhiều với các dòng máy cũ. USB 3.0 cũng là bình thường ở giai đoạn này.
– Sẽ là chuyện đáng nói, khi Nikon quyết định đưa thêm dòng D800e, với việc loại bỏ “hiệu ứng low-pass” của kính lọc, khiến hình ảnh “nét hơn”, “nổi khối hơn”. Chính cái “cảm giác nổi khối” này, mới là đích nhắm thực đến người dùng, khi vẫn còn quá nhiều người kỳ vọng vào dòng ống kính của Đức sản xuất với âm hưởng “nổi khối” trong quá khứ huy hoàng của thời phim nhựa. Và chính nó, khiến cho “lĩnh vực ảnh phong cảnh” chọn D800e như một “đối thủ đáng gờm” khi so với dòng medium format.
Sau đây là một số bảng test về chất lượng, trong mối tương quan với các dòng đương đại:
– Ở ISO mặc định (100) – định dạng Jpeg:
– Ở ISO 400:
– Ở ISO 1600:
– Ở ISO 6400:
– Ở định dạng RAW – ISO 100:
– Ở ISO 1600:
Xét tổng thể thì D800 có những biểu hiện khá tốt về chất lượng hình ảnh với độ phân giải cao, dù cũng chưa thật hơn hẳn Canon 5DII (mức hơn không nhiều lắm). Và cũng có thể đây chỉ là D800 chứ không phải là D800e…
Dù sao thì với những tín hiệu ban đầu, có thể xem đây là một trong những bước tiến mạnh của Nikon trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Nguồn: dpreview.com