Tin tức chung

Cái nhìn về Việt Nam qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế

Từ đó đến nay đã 20 năm. Cái thuở đất nước còn nghèo, mới trải qua chiến tranh, biết bao tổn thất, đổ vỡ cần hàn gắn, những hố mìn còn sót lại cũng gây biết bao đau thương cho những người nông dân, trẻ em ở vùng chiến sự… Giờ đây đất nước đã đổi mới với những tòa cao ốc, những khu công nghiệp, những miền đất du lịch đầy tiềm năng… mọc lên khắp nơi – đất nước đã chuyển mình… Hãy nhìn lại chặng đường phía sau, để thấy một Việt Nam đang phát triển, hòa mình cùng dòng chảy với các nước trên thế giới.

Giờ cao điểm ở phố Khâm Thiên . Một ngày làm việc của hầu hết người dân Việt Nam bắt đầu khi mặt trời vừa ló rạng. Chỉ một giờ sau khi mặt trời vừa lên, hầu hết các con đường thành phố đều chật kín giao thông. (Ảnh : Joe McNally, Mỹ)
Ăn trưa ở chợ Mô, quần áo bộ đội, nón cối được bán phổ biến … và bán cả pháo (Ảnh: Tara Sosrowardoyo, Inđonesia)
Một cây cầu khỉ bắc qua con kênh trên vùng châu thổ tỉnh An Giang. Người ta gọi “cầu khỉ” để chỉ tư thế ngộ nghĩnh của những người đi “leo” qua loại cầu này. Cầu được làm bằng  cây đước và  tre. Trong những năm gần đây, nhiều  cầu khỉ đã được xóa bỏ và được thay thế bằng cầu bê tông cho khách bộ hành. (Ảnh: Michael S.Yamashita, Mỹ)
Hỗn hợp đá và cát được chuyển lên mái của công trình  xây dựng Nhà Khách Bưu Điện ở Đồng Hới, Quảng Bình. (Ảnh: Vũ Quốc Khánh, Việt Nam)
Trên chuyến tàu Thống Nhất, những nhân viên phục vụ đang bóc trứng luộc bán cho hành khách. Chuyến tàu 2144 cây số nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) với các trạm dừng ở Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn khác. Khi hoạt động trong điều kiện tốt, chuyến tàu mất đến 42 giờ, nhưng đôi khi tàu Thống Nhất buộc phải chia sẻ tuyến đường với các tàu chậm khác – vài tuyến lại đi theo chiều ngược lại – nên  mất nhiều thời gian hơn nữa. Để mở lại tuyến tàu xuyên Việt này sau chiến tranh, Việt Nam phải sữa chữa 1334 cây cầu, 27 đường hầm, 130 nhà ga (Ảnh: Misha Erwitt, Mỹ)
Được tách ra khỏi người em song sinh, trong một ca mổ nổi tiếng ở TP HCM một bệnh nhân tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lise Safari, Đức)
Những người nông dân dùng thuyền ván chở gạo ra chợ ở Cà Mau, tỉnh Minh Hải. (Ảnh: Michael S.Yamashita, Mỹ)
Than đá được khai thác bằng tay dọc theo bờ biển phía Bắc của Quảng Ninh, sau đó được vận chuyển thành từng bao 50kg. :”Người ta thích dùng nhân công – đôi khi là cả một gia đình – hơn là sử dụng máy móc. Thật  đáng sợ, họ cho nổ mỏ than, sử dụng các máy xúc lớn, rồi nâng lên và đập nhỏ bằng tay. Người ta phân loại, rây bằng tay để có các kích cỡ khác nhau. Thật khó mà phân biệt nam nữ vì mặt ai cũng phủ đầy bụi than. Một nơi nào đó trên bờ biển, những người thất nghiệp đào sâu xuống cát để tìm kiếm các mảnh than vụn để bán 5 ngàn đồng 50kg. Những gia đình khác đang đầm mình trong làn nước đen. Thoạt đầu tác giả tưởng họ đang đánh bắt tôm nhưng không phải, họ cũng đang nhặt nhạnh ít than vụn rơi vãi trong nước. (Ảnh: Barry Lewis, Anh)
Tại một dự án nhà công cộng ở TP. Hồ CHí Minh, những người cho thuê phải trả 1/10 lương của họ. Nhà ở rất khó tìm, những căn hộ như thế này được chuyển giao giữa những người trong gia đình hoặc bạn bè, kèm theo một khoản tiền nho nhỏ. (Ảnh: Paul Chesley, Mỹ)
Trên con đường làng mờ sương gần Tam Đảo, một làng nhỏ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, dân  đi bộ ra chợ làng. Tủ lạnh rất hiếm ở Việt Nam nên hầu hết phụ nữ đều đi chợ ít nhất mỗi ngày một lần trong tuần. (Ảnh: Vũ Nhật, Việt Nam)
Những tàn tích từ thời chống Pháp như khẩu pháo này ở Điện Biên Phủ. Chiến thắng lịch sử tháng 5 năm 1954 của Việt Minh dựa vào công sức bền bỉ và chiến thuật nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với từng đoàn người chở các vũ khí hạng nặng như thế này, từng thứ từng thứ băng qua rừng lên đồi cao nơi đóng quân của Pháp. (Ảnh: Đinh Quang Thành, Việt Nam)
Là một phần trong lễ hội hằng năm để tưởng nhớ một vị anh hùng ở địa phương, một con trâu được giết thịt, cúng tế và được nhúng vào máu của chính nó. Con trâu, hoặc lợn cũng được cúng tế theo cách tương tự, được đặt nằm sấp trước bàn thờ của ngôi đình gần đó. Dân làng tưởng nhớ các vị anh hùng đã là tục lệ trăm năm nay. Vị anh hùng được cúng tế trong lễ hội này đã hi sinh dưới triều vua Minh Mạng trị vì  từ 1820 đến 1840. (Ảnh: Sarah Leen, Mỹ)
Chuyến tàu Hà Nội – Hải Phòng, chở đầy các hành khách đi chợ. Hầu hết mạng lưới đường sắt Việt Nam đều được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp. Ngày nay, hơn 100 đầu máy tàu hỏa đang hoạt động. Trên các tuyến tàu hỏa địa phươn như tuyến này, chỉ có một hạng ghế ngồi duy nhất là  “ghế cứng”. (Ảnh: Bruno Barbey, Pháp)
Chỉ tốn 10 ngàn cho một lần hớt tóc, các thợ hớt tóc ngoài vỉa hè phố Quang Trung, Hà Nội cũng thực hiện cả cạo mặt, ráy tai. Cuối ngày, họ tháo gương và kệ… gói vào thùng mang về. (Ảnh: Nicole Bengiveno, Mỹ)
Một cô dâu Hà Nội được lót gạch để đi trên con hẻm ngập nước với sự giúp đỡ của bà con trong gia đình. Chú rể cũng  dìu cô từ phía sau, trong khi các khách mời đám cưới đi sau bưng quà cũng cố tìm một lối đi trong cơn mưa bất ngờ. Váy cưới phương tây đã du nhập vào Việt Nam.
Các tác giả cùng Ban biên tập, lãnh đạo Hội NSNA Việt Nam gặp gỡ chụp ảnh lưu niệm trước Phủ Thủ Tướng tại Hà Nội

 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button