Tin tức chung

Trường phái nhiếp ảnh Hình tượng của Peach Henry Robinson

Robinson chịu nhiều ảnh hưởng từ những bức hình của JMW Turner, và điều đó có thể nhận thấy trong rất nhiều bài viết và tác phẩm của ông sau này. Robinson trở thành nghệ sĩ lúc 19 tuổi, và năm 1852 đã triển lãm bức tranh sơn dầu đầu tiên tại Học viện Nghệ thuật Hoàng Gia. Cùng năm đó ông bắt đầu chụp ảnh, và năm năm sau ông quyết định gắn bó đời mình với nhiếp ảnh. Ông mở một studio ở Leamington Spa và bán những bức chân dung. Sau đó ông lập thêm một studio khác ở Kent.

Năm 1850, khi đến với nhiếp ảnh, ông được Hugh Diamond hướng dẫn về quy trình làm phim âm bản, và ông cũng học được cách sử dụng nhũ tương. Thực tế, Diamond mới là người ảnh hưởng lớn nhất đối với ông và đã dạy ông trở nên thành thạo trong nghề nhiếp ảnh.

Năm 1857, ông bỏ ngang sự nghiệp viết lách đang rất thành công của mình để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Quảng cáo đầu tiên của ông được làm vào tháng 1 năm 1857, đề cập rất chi tiết giá làm một bức hình vào thời điểm đó. Một tấm chân dung có kích thước lên đến 8 “x 6” vào khoảng hơn năm mươi xu, và khoảng bảy mươi lăm xu nếu chụp hai người. Các dịch vụ kèm theo như vẽ màu lên tay và mặt, chi phí sẽ cao gấp đôi so với chụp một bức chân dung bình thường. Và trong đoạn cuối của quảng cáo còn có một số lưu ý về trang phục như : “Vải silk và satins rất thích hợp cho các quý bà khi chụp, và không nên dùng màu trắng hay xanh nhạt, vải nhung đen sẽ không thể chụp”

Một trong những nét mới lạ của ông là hình ảnh mờ dần đặc trưng mà ông áp dụng trong các tấm hình chân dung của mình.

Ngoài ra các tác phẩm của ông, cụ thể là bức “Lady of Shallot” (1882) và “Autumn” (1863) làm theo phong cách Pre-Raphaelite, mà ông rất ấn tượng trong những năm 1850.

Bức ảnh “Lady of Shallot” (1882)

Những hạn chế trong nhiếp ảnh đã khiến ông hoàn thành ý tưởng pha trộn hình ảnh, điều mà ông đặc biệt được nhớ đến khi nhân loại nói về kỹ thuật này. Có lẽ ông tiếp cận được nó đầu tiên bởi Oscar Rejlander một trong những người bạn của ông, dù chúng ta không chắc như vậy.

Khó khăn trong kỹ thuật chụp đủ sáng chủ đề và vẫn thấy rõ được các chi tiết của bầu trời trên cùng một tấm phim âm bản, là nguyên nhân khiến ông tích lũy nhiều tấm phim chụp bầu trời, sau đó dùng nó để liên kết với các hình ảnh khác của ông.

Bức ảnh Sự ra đi ngắn ngủi – Fading Away (1858)

Trong đó, có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bức hình “Fading Away” (tạm dịch là “sự ra đi ngắn ngắn ngủi”) năm 1858, trong đó ông đã miêu tả một cô gái đang chết vì bệnh lao phổi cùng với sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình.

Đây là một bức ảnh gây ra nhiều tranh cãi, vì một số người cảm thấy nó không phải là một chủ đề phù hợp với nhiếp ảnh. Một nhà phê bình cho rằng, Robinson đã kiếm tiền trên “sự đau đớn lớn nhất của những người đang chịu đựng.” Có vẻ chủ đề này chỉ phù hợp với hội họa và dành cho những họa sĩ vẽ lại nó, hơn là để chụp ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh này dường như đã gây ấn tượng với nhà sưu tập hình ảnh Prince Albert, người đã mua một bản sao của bức hình này và đặt hàng tất cả các bức chân dung được Robinson chụp sau đó.

Bức hình Fading Away được làm ra bởi năm tấm phim âm bản. Khi quan sát ở cự ly gần một bản sao lớn nhất của bức hình này, chúng ta có thể thấy những ghép nối, đặc biệt vùng tam giác màu xám (ở cửa sổ) hoàn toàn không có chi tiết nào bên trong. Hãy nhớ rằng, lúc đó người ta vẫn dùng kỹ thuật áp tấm phim âm bản lên giấy trực tiếp, cho nên không thể có tấm hình lớn như vậy tại thời điểm đó.

Ở giai đoạn này, có nhiều bóng đen xung đột giữa nghệ thuật và khoa học của nhiếp ảnh. Người đứng đầu tạp chí Xã hội và Nhà báo, ngài William Crookes được nhắc đến trong cuốn tự truyện của Robinson như sau: “Ông ta là một nhà hóa học vô cảm và tất cả những gì ông có thể nghĩ và thấy trong một bức hình chỉ là một mối ghép. Đó là những lời bôi nhọ quá tàn nhẫn với các bức hình ”

Rõ ràng rất nhiều người ngưỡng mộ tác phẩm “Fading Away” của ông và không hề có ý kiến nào về sự ghép ảnh này. Nhưng vào năm 1860, khi Robinson mô tả lại phương pháp của ông tại một cuộc họp ở Hiệp hội nhiếp ảnh Scotland, ông được chào đón bằng những tiếng hú chống đối từ những người cảm thấy bị lừa dối.

Có nhiều cuộc thảo luận về kỹ thuật này, khi nhiều bài báo cho rằng nó chỉ là “chắp vá” thay vì bố cục, và cuối cùng Robinson nhận ra rằng tốt nhất không nên tiết lộ những bí mật nghề nghiệp của mình, và chỉ để người xem thấy hình ảnh hoàn chỉnh mà thôi!

Tuy nhiên, trong bài viết “Những ảnh hưởng của tranh ảnh trong nghệ thuật nhiếp ảnh” vào 1867, Robinson đã viết:
“Bất cứ một kỹ thuật nào nhằm tạo ra những mánh lới, lừa gạc hay phù phép để tôn vinh chủ đề và sửa chữa những chi tiết không đẹp…. là điều cần phải tránh…. Nhưng đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời khi muốn làm ra một bức hình đẹp bằng cách ghép những bức hình thật và các chế biến bằng tay trong một bức hình

Vào thời điểm khi Hội nhiếp ảnh có vẻ bị ám ảnh quá mức yếu tố khoa học trong nhiếp ảnh, Robinson đã nói vài lời khuyên mà vẫn đúng cho đến ngày nay:

“Khi nhìn vào một bức hình, một người đàn ông sẽ thể hiện tình yêu trước vẻ đẹp của một cảnh vật, tình yêu sẽ tăng lên gấp bội nếu anh ta nhìn nó bằng con mắt của một nghệ sỹ và biết tại sao nó đẹp. Một thế giới mới sẽ mở ra, khi anh ta học được cách phân biệt và cảm nhận những tác động hài hòa giữa nét đẹp và sự tinh tế mà “nàng” thiên nhiên đã thể hiện bằng sự đa dạng của mình. Đàn ông thường nhìn thấy rất ít những gì trước mắt họ, trừ khi họ được đào tạo để sử dụng chúng theo một cách đặc biệt. ”

Những lời khuyên của ông vẫn hữu dụng cho đến hôm nay. Dưới đây là một lời nhận xét về “quy tắc” bố cục:

“Tôi phải khuyến cáo rằng: bạn nên tránh xa những nguyên tắc nghệ thuật loại bỏ sự tự nhiên và đàn áp tư tưởng cội nguồn…. Một nguyên tắc nghệ thuật phải là một hướng dẫn phù hợp với tự nhiên, và không có hạn chế hay giam hãm những ý tưởng hoặc chèn ép những khả năng tự nhiên trong của một nghệ sỹ, bất chấp bạn là một họa sĩ hay nhiếp ảnh gia …. Các quy tắc này dùng để huấn luyện tư duy một người để có được một lựa chọn dễ dàng, và khi bạn chọn, bạn phải biết tại sao một vấn đề này tốt hơn vấn đề kia”

Bức ảnh “Mang hoa táo gai về nhà” (Bring home the May) của Robinson

Một trong những bức ảnh rất thành công của ông là “Mang hoa táo gai về nhà” (Bring home the May), một bản in lớn khoảng 40 x 15 inches, được làm từ chín tấm phim âm bản. Một lần nữa, cho thấy phong cách của nhóm Pre-Raphaelite.

Bức ảnh “Khi xong ngày làm việc” – When day’s working is done – 1877

Có lẽ bức ảnh nổi tiếng nhất của Robison là “Khi xong ngày làm việc” (When day’s working is done). Quý ông trong bức hình đã được in trên một danh thiếp, và Robinson đã tạo dấu ấn riêng cho mình khi thực hiện dự án này. Sau đó, ông tìm kiếm một phụ nữ lớn tuổi thích hợp. Cả hai được chụp trong một studio riêng biệt tại hai thời điểm khác nhau, và sau đó lắp ghép lại. Tấm ảnh được đo khoảng 50cm x 61cm, và được tạo ra từ năm tấm phim âm bản.

Bức ảnh “Quàng khăn đỏ” của Robinson

Một trong những người chỉ trích ông nhiều nhất là Emerson, người xem thường những bức ảnh chụp giả tạo, trong đó bức ảnh “Quàng khăn đỏ” của Robinson là một ví dụ điển hình. Đã có hàng loạt những cuộc trả đũa nảy lửa qua lại giữa Robinson và Emerson. Hãy xem các bức hình nghiệp dư của Robinson trong tiêu đề bài viết “Merry Maidens Fisher”, Emerson đã viết: Đây là thứ vô nghĩa, lừa bịp, một công việc vô vị, một thứ to lớn và vô giá trị hơn bất kỳ thứ gì. Bố cục của nó quá ngây ngô và cảm xúc tầm thường”. Robinson đã gọi cay độc cuốn sách gây nhiều tranh cãi của Emerson là “Nhiếp ảnh tự nhiên cho sinh viên” một cách sòng phẳng… Chúng ta không thể giúp gì, những hệ lụy của ông ấy là nguy hại, và bào chữa những tấm ảnh xấu bằng cách gọi đó là nghệ thuật… chúng ta buộc phải có trách nhiệm với nó, như cách chúng ta sản xuất một chất khử trùng, và ngăn chặn các rối loạn … ”

Năm 1862, Robinson được bầu vào Hội đồng Hiệp hội nhiếp ảnh, và tiếp tục làm việc cho thể chế này đến năm 1891. Thất vọng vì không làm xã hội công nhận nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật, ông từ chức (trong khi vẫn đương nhiệm Phó Chủ tịch) và hình thành nên nhóm Linked Ring, một nhóm có rất nhiều ảnh hưởng với giới nhiếp ảnh trong hai mươi năm tiếp theo. Năm 1900 các mâu thuẫn được hàn gắn, khi Hội nhiếp ảnh (bây giờ là Hội nhiếp ảnh Hoàng gia) đã trao tặng ông giải thưởng cao quý nhất “thành viên danh dự”, như một cách nhìn nhận tất cả những cống hiến của ông cho nhiếp ảnh và xã hội.

Ông mất và được chôn cất trong nghĩa trang Ben Hall, Tunbridge Wells. Ông đã thiết kế và chạm khắc bia mộ của chính mình. Mặc dù Robinson đặc biệt nổi tiếng với kỹ thuật hình ghép ảnh của mình, tuy nhiên ông còn làm ra một số hình chụp cảnh rừng và nhiều loại khác theo phong cách tranh ảnh

Gặp bất ngờ tiếng sét tình ái, Robinson kết hôn vào năm 1859, vợ ông nhớ lại năm năm sau khi kết hôn, bà đã được yêu cầu với những điều khoản không rõ ràng trong đó phải cho phép ông ưu tiên chọn “nhiếp ảnh”, sau đó mới đến vợ”, vì thế bà có cơ hội đầu tiên được chụp hình trong vai một góa phụ!

 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button