Kết quả các cuộc thi

Kết quả cuộc thi ảnh quốc tế về Du lịch năm 2012 của Hiệp hội Địa lý Mỹ

Cuộc thi ảnh quốc tế về Du lịch lần thứ 24 năm 2012, Ban tổ chức đã nhận được hơn 12.000 bức ảnh của 6.615 nhiếp ảnh gia từ 152 quốc gia trên toàn cầu tham dự. Các hình ảnh được thực hiện tại các địa điểm khác nhau, từ Afghanistan tới Việt Nam… Những bức ảnh đã miêu tả vẻ đẹp của các phong cảnh thanh bình, hay những khoảnh khắc bất ngờ của thiên nhiên, những điểm du lịch đáng nhớ, con người của các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới.

Các tác phẩm đoạt giải được đánh giá về sự sáng tạo và chất lượng hình ảnh bởi một hội đồng giám khảo đặc biệt, gồm các chuyên gia nghiên cứu về nhiếp ảnh, nhà nghiên cứu địa lý, nhà nhiếp ảnh thám hiểm, đặc biệt là phóng viên ảnh Alexandra Avakian (người Mỹ), bà đã làm việc cho Hiệp hội địa lý Mỹ nhiều năm.

Hình ảnh này đã được chụp tại vùng đất Kyrgyzstan, Wakhan, Afghanistan, khu vực này có những bộ lạc du mục Yurt sống, những bộ tộc này thường di chuyển hàng tuần từ ngôi làng này sang ngôi làng khác bằng cách đi bộ. Sự thân mật, ấm cúng hàng ngày trong chiếc nhà lều của một gia đình, ở thời điểm khắc nghiệt này tương phản với tất cả môi trường xung quanh. Phía bên phải là một chiếc tivi đặt trên một dàn điều chỉnh âm thanh, một người đang sử dụng điện thoại di động.

Mặc dù nằm trên độ cao 4.300 mét so với mặt nước biển, tại một trong những vùng sâu, vùng xa nhất của Afghanistan, nhưng ở đây lại được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời, trạm thu tín hiệu vệ tinh và sử dụng điện thoại di động… Một phong cách sống truyền thống lạc hậu đan xen với việc sử dụng những thiết bị công nghệ hiện đại.

Giám khảo – nhiếp ảnh gia Alexandra Avakian chia sẻ suy nghĩ của mình về tác phẩm đoạt giải Nhất: “Ánh sáng và kết cấu trong bức ảnh chân dung này là hội họa, ưu thế của màu đỏ là phong phú. Nội dung của bức ảnh nổi bật bởi vì nhiếp ảnh gia nắm bắt cả hai phong cách sống truyền thống và hiện đại của người du mục”.

Bức ảnh được chụp vào tháng 1 năm 2012, vào một ngày sương mù ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam, tác giả bắt gặp 3 trẻ em người H’Mông đang chơi với những quả bóng bay.

Giám khảo – nhiếp ảnh gia Alexandra Avakian thốt lên: “Hình ảnh này là như một giấc mơ, nó vượt thời gian không chỉ vì màu đen và trắng, mà nó vô cùng đời thường cũng bởi vì nó miêu tả một trò chơi tung bóng bay mà trẻ em ở khắp mọi nơi trên hành tinh này đều như vậy. Ngôi làng của người H’Mông được bao phủ bởi một lớp sương mù mềm mại, gợi lên như một kỷ niệm. Đây là một tác phẩm rất tốt, giống như các bức ảnh trong cuốn sách ảnh chuyên đề về đen trắng. Đôi khi những cảnh tốt nhất để chụp không phải là ở những địa điểm hút khách du lịch nhưng có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, như ngôi làng của người H’Mông này”.

Hình ảnh này được chụp tại cảng ở thị trấn đánh bắt cá ngừ của Trapani, Sicily, Ý – một vùng đất nổi tiếng về nghi thức tôn giáo rước Chúa Kito. Việc cử hành thánh lễ Phục Sinh được gọi là “Bí ẩn”, các tín đồ sùng bái thực hiện nghi thức làm lễ và rước kiệu Chúa Kitô trên vai của họ cả đêm.

Giám khảo – nhiếp ảnh gia Alexandra Avakian: “Ánh sáng trên biểu tượng của Chúa Giêsu là điểm nhấn quan trọng cho sự thành công của bức ảnh này, các biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt của những người đàn ông sau một đêm mệt mỏi thực hiện nghi thức trọng đạo đối với Chúa Kitô. Tác giả đã chụp bức ảnh này vào lúc bình minh. Ánh sáng tổng thể của bức ảnh cũng rất tốt, các loại ánh sáng khác nhau trong cùng một hình ảnh được cân bằng, một điều đặc biệt nữa là giá trị thẩm mỹ, nội dung đầy đủ”.

“Đây là một cây phong Nhật Bản tại vườn Portland, Oregon, Nhật Bản. Tôi đã chụp cái cây đặc biệt này vào mùa thu, khi toàn bộ những chiếc lá đã chuyển sang màu đỏ rực, tôi đã cố gắng để mô tả một hình ảnh khác biệt về nó”. Fred An nói.

“Khu rừng cây bao báp cổ đại này nằm gần thành phố Morondava, trên bờ biển phía Tây của Madagascar. Đi bộ trong khu rừng này bên cạnh những “gã khổng lồ” giống như đang ở một hành tinh khác lạ, ở đó không còn cảm giác về thời gian nữa… Một số cây bao báp ở đây đã hơn một ngàn năm tuổi, là loài cây đặc hữu thiêng liêng, ma thuật… đối với người Malagasy. Độc đáo Madagascar – thật đúng như vậy”. Ken Thorne nói.

“Bức ảnh được chụp tại CloudBreak, một rạn san hô ngoài khơi ở Fiji, người lướt ván mỏ vịt như để xóa đi những con sóng đang dâng trào của đại dương nguyên sơ”. Lucia Griggi nói.

“Hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền đài trải đầy ở đồng bằng Bagan, khi nó là thủ đô của đế quốc Pagan, hiện nay nông dân ở đây chăn nuôi trong vòng phức tạp. Cách tốt nhất để du lịch tới Bagan, là  một chuyến đi trên khinh khí cầu hoặc đi bằng xe đạp. Để tránh đi qua con đường hay bị đánh đập là sống ở nơi hoang dã nhất của bang Indiana Jones”. Peter DeMarco nói.

“Đây là bức họa “The Last Supper” của Leonardo Da Vinci? Không, chỉ là vài người đàn ông già ở Chefchaouen với trang phục Djellaba, ngồi và nói chuyện với nhau”. SauKhiang Chau nói.

“Ngôi làng Gásadalur trên hòn đảo Mykines ở phía hậu cảnh, cho đến khi đường hầm được xây dựng vào năm 2004, 16 hộ dân sống ở Gásadalur trước đây đã phải vất vả đi quanh co trên núi hoặc cưỡi ngựa leo dốc cao 400 mét để đến các làng khác. Bức ảnh này tôi chụp được vào một ngày nắng hiếm hoi trong quần đảo Faroe, và tôi đã phải chờ đợi cho đến khi những đám mây cuộn lại, ánh sáng dịu đi, tôi bình tĩnh thiết lập lại các thông số của máy ảnh (1 phút 10 giây) phơi sáng để minh họa hình ảnh lực của gió và biển thanh bình ở hòn đảo bị cô lập này”. Ken Bower nói.

“Tôi và em gái đang ngồi bên cạnh lò sưởi trong ngôi nhà gần hồ, ở phía Nam Chile. Mưa đột ngột đổ xuống, em gái tôi không thể kiểm soát được, đã vội vã lao xuống hồ và tôi có được bức ảnh chân dung tự phát chụp nhanh này!”. Camila Massu nói.

“Một ngôi nhà đơn độc giữa rừng tuyết vào ban đêm ở Finnmark, Na Uy, được chiếu sáng bởi các cực quang lấp lánh trên bầu trời”. Michelle Schantz nói.

Nguồn: http://travel.nationalgeographic.com/travel/traveler-magazine/photo-contest/2012/entries/gallery/winners-winners/#/9

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button