Kỹ thuật

Chụp ảnh cảnh trời chiều

Cảnh vật của những kiến trúc đô thị trong ánh nắng rực rỡ thường là những bức ảnh đẹp và gây ấn tượng cho người xem. Ánh nắng hoàng hôn sẽ thay đổi mọi thứ, nhưng thời khắc có được ánh sáng phù hợp để chụp ảnh chỉ đến trong thời gian ngắn mà thôi. Nếu bạn tốn nhiều thời gian để điều chỉnh máy thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội chụp ảnh. Trong trường hợp này, chế độ SCENE sẽ rất  tiện dụng để giúp bạn chụp ảnh.

Sử dụng chế độ [SCENE] với chọn lựa [SUNSET] để tạo bức ảnh lúc thành phố còn trong trạng thái tranh tối tranh sáng, khi thành phố còn đang mờ tỏ lúc bình minh hoặc sắp sửa chấm dứt một ngày.

Vói chế độ [SCENE] bạn có thể chọn lựa nhiều chương trình tự động phù hợp với tình huống cảnh quan. Hãy sử dụng chế độ [SUNSET] để chụp cảnh hoàng hôn, chăng những nó thích hợp trong ánh sáng hoàng hôn mà nó còn có thể làm cho quang cảnh kiến trúc đô thị nổi bật thêm. Với tông màu đỏ đượm nhè nhẹ lên toàn bộ bức ảnh làm chủ thể được tái hiện trong cảnh mờ chiều một cách đậm đà.

Hình 68: Kiến trúc đô thị với Auto và SUNSET

Hỗ trợ chế độ  [SUNSET] với EV

Đôi khi, bạn chụp cảnh hoàng hôn, nhưng sắc độ thể hiện của nó trên bức ảnh có thể chưa đủ sắc đỏ và trông thật có vẻ tái nhợt đi. Chế độ [SUNSET] trong [SCENE] chủ yếu làm tăng tông màu đỏ. Vì vậy, bạn nên sử dụng chế độ này để chụp cảnh lúc hoàng hôn (hoặc bình minh). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chức năng EV (Exposure compensation – độ phơi sáng) hỗ trợ thêm cho chế độ [SCENE]. Điều chỉnh giảm EV bạn có thể làm tăng sắc độ cảnh hoàng hôn. Bạn có thể thử chụp với mức độ tăng giảm EV khác nhau để chọn lựa cho mình mức độ ưng ý nhất.

Hình 69: Kiến trúc đô thị với EV từ (+),0, (-)

Cảnh trời chiều với điều chỉnh EV (độ phơi sáng)

Trong khi đi du lịch chẳng hạn, nếu bạn cảm hứng trước một cảnh quang đô thị, hoặc một kiến trúc lạ lẫm nào đó và muốn ghi hình lại. Thì bạn cần ghi nhớ diện mạo bên ngoài của chủ thể đó có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiênchiếu vào nó như thế nào trong những thời khắc khác nhau của ngày hoặc của mùa.

Hãy sử dụng EV để làm nổi bật chủ thể. Nếu chủ thể được chiếu sáng ở mặt hông hoặc mặt trước, bằng việc giảm EV bạn sẽ làm gia tăng sự tương phản giữa mãng tối sáng trên chủ thể. Những phần có bóng đen sẽ tối hơn và những lộ ra ngoài ánh sáng sẽ bớt sáng đi. Điều này giúp cho bức ảnh có cảm giác về độ sâu tốt hơn.

Việc diện mạo của chủ thể sẽ thay đổi ra sao tùy thuộc rất lớn vào cách ánh sáng chiếu lên nó. Khi chụp những công trình kiến trúc xưa cũ, với nét tàn phai của thời gian hoặc những cảnh quang đường phố,… thì cần chú ý đến việc chọn thời điểm nào trong ngày để có được ánh sáng phù hợp (cường độ và hướng chiếu) cho việc chụp ảnh. Để hỗ trợ thêm cho tình huống này bạn có thể sử dụng chức năng EV. Trong hầu hết các trường hợp bạn nên điều chỉnh EV theo hướng giảm để taọ ấn tượng cho những mãng tối trên chủ thể và từ đó làm cho bức ảnh khi ngắm nhìn sẽ có chiều sâu và sống động hơn.

Bạn nên làm quen với việc này bằng việc thử chụp với nhiều mức độ mà bạn ưa thích nhất. Từ đó, bạn sẽ quen dần với việc thiết đặt mức EV trong tình huống tương tự.

Hình 70: chức năng EV thay đổi sắc độ của bức ảnh

Chú ý: khi chụp các công trình kiến trúc. Ngoại trừ việc bạn muốn tạo bức ảnh mà chủ thể nằm nghiêng , trong trường hợp còn lại bạn nên dùng khung ngắm hỗ trợ để chủ thể trong hình được định vị thẳng với đường chân trời.

Khi chụp ngược chiều ánh sáng

Trong khi chụp cảnh thiên nhiên, những ánh sáng trẳng mặt trời trực tiếp có thể làm thay đổi diện mạo bức ảnh một cách ngoài ý muốn. có thể một lúc nào đó, hiện tượng này xuất hiện khi bạn không có vị trí chụp ảnh thuận chiều với ánh sáng. Và, trong tư thế chụp ảnh ngược ánh sáng ấy bạn sẽ có được một bức ảnh như được phủ lên  một màn sương trắng.

Trong khi chụp cảnh thiên nhiên, những ánh sáng trẳng mặt trời trực tiếp có thể làm thay đổi diện mạo bức ảnh một cách ngoài ý muốn. có thể một lúc nào đó, hiện tượng này xuất hiện khi bạn không có vị trí chụp ảnh thuận chiều với ánh sáng. Và, trong tư thế chụp ảnh ngược ánh sáng ấy bạn sẽ có được một bức ảnh như được phủ lên  một màn sương trắng và toàn bộ bức ảnh không được rực rỡ trong ánh sáng như quang cảnh khi bạn ngắm chụp. Hiện tượng này gây ra bởi hiệu ứng lóe sáng và mờ.

Hãy để ý đến hiệu ứng này (lóe sáng và bóng mờ) trong khi chụp ảnh ngược sáng. Bạn có thể giảm thiểu được tình trạng này bằng cách ngăn chặn không để các tia nắng chiếu trực tiếp vào ống kính của bạn. Bạn có thể che chắn chung quanh mặt ống kính bằng tay của bạn hay bằng một vật gì khác tương tự nhằm không để ánh nắng chiếu chạm đến mặt kính. Chú ý rằng hiệu ứng lóe sáng và mờ vẫn có thể xảy ra ngay cả khi nguồn anh sáng không xuất hiện trên ảnh, vì vậy hãy chú ý đến vị trí đứng của bạn so với nguốn sáng.

Khi hiện tượng lóe sáng xảy ra như là kết quả đương nhiên của việc chụp ngược ánh sáng, toàn bộ bức ảnh như phủ màu sương trắng và thoạt nhìn sẽ thấy ngay sự dư sáng (over exposed) và đó là lẽ đương nhiên.

Bóng mờ là những đốm trắng sáng mờ hình ngũ giác thường xuất hiện khi chụp ngược ánh sáng. Hiện tượng này không thể dùng việc điều chỉnh EV để giảm thiểu, nhưng bạn nên tránh để ống kính chạm trán trực tiếp các tia nắng ngược chiều bằng việc tìm một chỗ bóng râm, hoặc che chắn phía trước ống kính cho tốt (bằng tay, bằng một miếng giấy chẳng hạn) để vẫn chụp được ảnh mà không bị ánh nắng chiếu rọi vào. Thật là một ý tưởng hay nếu chuẩn bị sẵn một miếng bìa đen trong túi để dự phòng cho trường hợp này.

Khi chụp ng ược sáng, không che ống kính, toàn bộ ảnh như có màn sương che phủ.

Khi chụp có che không để ánh nắng chạm trực tiếp vào ống kính. Ảnh nhìn rõ nét hơn.

Ảnh như có màn sương che phủ. Hiện tượng lóe sáng và bóng mờ xuất hiện góc phải của hình.

Nhờ che ống kính nên không có hiện tượng trên, đồng thời sắc độ của ảnh đậm đà hơn.

Hình 73: Hiện tượng lóe sáng

Khi bạn che chắn cho ống kính khỏi chạm đến tia nắng mặt trời,  hãy cẩn thận để bàn tay của bạn không chụp vào trong hình.

Thông thường, chúng ta nên chọn góc chụp thuận sáng (nguồn sáng ở sau lưng người chụp) thì thích hợp nhất. Nhưng nếu phải chụp ngược sáng, nhất là khi chủ thể là người, thì khuôn mặt thường bị tối. Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể giảm bớt EV và bật chế độ Flash ON (bắt buộc đèn flash phải làm việc dù có dư sáng). Chúng ta dùng nguồn sáng flash để làm sáng khuôn mặt của chủ thể.

Giảm EV và Flash ON                  Auto

Hình 74: Chụp ngược sáng với chủ thể người

Khi giảm EV thì nền ảnh sẽ giảm bớt độ sáng trắng, đồng thời với flash on thì có thể làm sáng lên phần nào khuôn mặt của chủ thể. Đương nhiên, bạn cũng phải quan tâm đến khoảng cách chụp và khoảng phạm vi đèn flash bao phủ.

Sử dụng chế độ (S) và (A)

Đôi khi bạn muốn chụp cảnh lá mùa thu với sắc vàng óng ả nhưng bạn không thể bởi vì gió làm cho lá cây xào xạc, đonh đưa liên t ục. Hơn nữa, thật khó canh máy bời vì lá cây mãi bị khuấy động. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào phần lá cây xào xạc mà canh máy cho toàn bộ cây.

Đôi khi bạn muốn chụp cảnh lá mùa thu với sắc vàng óng ả nhưng bạn không thể bởi vì gió làm cho lá cây xào xạc, đonh đưa liên t ục. Hơn nữa, thật khó canh máy bời vì lá cây mãi bị khuấy động. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào phần lá cây xào xạc mà canh máy cho toàn bộ cây.

Dùng tốc độ chậm làm mờ ảnh

Đôi khi bạn cần làm mờ ảnh chụp, bạn có thể sử dụng tốc độ chậm được chụp (ví dụn những cành lá đang xào xạc trong gió, chẳng hạn). Trong trường hợp này, bạn chọn chế độ ưu tiên tốc độ (S). Tuy vậy bạn sẽ đạt  mức phơi sáng tốt hơn nếu sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ (A)

Thông thường, nếu đối tượng chụp bị mờ theo một xu hướng người ta nghĩ là bức ảnh đó đã hư. Tuy nhiên, bằng việc nhấn mạnh tính mờ trong một số trường hợp, thì có thể diễn tả được sự kiện đang diễn ra, chẳng hạn ở đây là gió đang lùa thổi đong đưa cành lá.

Dĩ nhiên, thật khó ước lượng mức độ di chuyển của sự kiện, vì thế không thể nói được giá trị điều chỉnh chắc chắn là bao nhiêu. Nhưng bạn có thể thử điều chỉnh tốc độ nhiều lần và quan sát khoảng di động từ đó tìm ra được khoảng tốc độ thích hợp. Bạn có thể đạt tốc độ chậm nhất bằng cách đóng khẩu độ ở mức độ có thể và cài đặt mức ISO thấp nhất có thể được (sau đó, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ chậm lại để cân bằng lại độ phơi sáng).

Ảnh bị mờ vì gió đùa cành lá        Ảnh chụp cây đứng tĩnh lặng Hình 75: Tốc độ chậm và nhanh

Ghi chú:

Khi toàn bộ cây bị mờ, bức ảnh trông như hỏng bởi vì ống kính (máy ảnh) bị di chuyển. Cố gắng chụp thử vài lần và thay đổi tốc độ (thời gian phơi sáng) sao cho một phần của chủ thể không bị mờ.

Ghi chú:Khi toàn bộ cây bị mờ, bức ảnh trông như hỏng bởi vì ống kính (máy ảnh) bị di chuyển. Cố gắng chụp thử vài lần và thay đổi tốc độ (thời gian phơi sáng) sao cho một phần của chủ thể không bị mờ.

·                     Có lắm khi do tốc độ chậm chưa đủ dẫn đến thiếu sáng. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng kính loc ND (neutral density filter). Kính lọc này sẽ giúp bạn chụp ảnh với lượng ánh sáng yếu hơn.

·                     Bạn nên chú ý: ở đây có đến hai  khả năng mờ: một là ta muốn chủ thể mờ đi do chính chuyển động của chúng, với ý muốn này ta sử dụng tốc độ chậm như đang nói. Hai là, mờ do sự rung tay trong khi chụp, để tránh hiện tượng này bạn phải cần chân để máy ảnh được ổn định (tripod).

Tạo hiệu ứng phát sáng trên ảnh chụp

Mùa Noel là thời điểm hội ngộ của nhiều niềm vui. Từ trong nhà ra ngoài phố đâu đâu cũng trang trí rực rỡ với bóng chớp tắt khắp nơi và đủ màu. Khung cảnh thật quyến rũ, cuốn hút với những ánh quang lung linh. Đây cũng là thời gian để bạn có nhiều cơ hội để chụp ảnh.

Mùa Noel là thời điểm hội ngộ của nhiều niềm vui. Từ trong nhà ra ngoài phố đâu đâu cũng trang trí rực rỡ với bóng chớp tắt khắp nơi và đủ màu. Khung cảnh thật quyến rũ, cuốn hút với những ánh quang lung linh. Đây cũng là thời gian để bạn có nhiều cơ hội để chụp ảnh. Thật tuyệt diệu nếu ảnh của bạn có lưu trữ lại được phần phát quang từ những đèn trang trí, vì đó là phần đẹp nhất trong quang cảnh.

Nếu bạn chụp ảnh với chế độ AUTO thì kết quả không mấy ấn tượng, vì ánh sáng Flash sẽ phá hỏng  sự lung linh tuyệt vời của bóng trang trí.

Nếu bạn chụp với Flash OFF, kết quả sẽ thú vị hơn nhiều. Nếu tắt Flash đi, bạn có thể điều chỉnh cho tốc độ chụp chậm lại. Tuy vậy, điều đó vẫn chưa đủ vì sự lấp lánh của bóng đèn sẽ chỉ thể hiện như những điểm sáng đơn thuần trên nền của màn đêm, mà bạn còn phải tạo một chút hiệu ứng “mờ” trên ảnh (mờ do phát quang).

Với chế độ Candle.

Chọn chế độ [SCENE] candle. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh độ nhạy sáng lên cao và như thế cho phép bạn chụp với tốc độ cao. Nhờ đó, bạn có thể giữ lại sự phát sáng lung linh của các bóng đèn trang trí và sắc độ của bức ảnh giống như thực tế.

Ngoài ra kết quả đạt được còn tùy thuộc vào tình trạng của vật ảnh. Đôi khi trong những cảnh phát sáng, bức ảnh lại quá sáng. Nếu vậy, bức ảnh cần điều chỉnh EV.

Chế độ Candle                                          Candle với EV – 0.3

Ghi chú:

 

·                     Với máy ảnh không hỗ trợ chế độ Candle bạn vẫn có thể tạo hiệu ứng này bằng cách tăng độ nhạy ISO lên khoảng 400. Trong trường hợp này bạn cần thêm chân để hỗ trợ hoặc cách thức nào khác để ổn định máy khi chụp (tránh mờ do rung máy).

·                     Với cảnh chụp là bóng tối, nên chọn sử dụng độ nhạy ISO cao và tốc độ chụp nhanh, như thế tác động mờ (do rung máy) sẽ được hạn chế một phần. Vì thế nếu không có chân để bạn vẫn có thể chụp cảnh phát sáng với đôi bàn tay của mình. Tuy thế bạn cũng cần nhớ rằng, với độ nhạy quá cao chất lượng ảnh có khả năng bị “hạt” và sẽ không mịn màng như khi chụp với độ nhạy thấp.

Với chế độ Night và Program mode (P)

Trong một số trường hợp khác, khi bạn chụp cảnh có đèn trang trí. Nhưng xem chừng sắc độ bức ảnh không mấy sáng và vật ảnh ở xa và mọi chi tiết trong ảnh dường như tối đi và các bóng đèn thể hiện như những điểm sáng bình thường.

Bạn có thể xử lý tình huống trên với chế độ Program mode (P). Khi chọn flash OFF, bạn sẽ gián tiếp làm cho tốc độ chậm lại (do máy tự điều chỉnh). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng [SCENE] night (chụp cảnh đêm). Chế độ này cũng sử dụng tốc độ chậm. và vì thế bức ảnh có thể giữ lại cho sác màu nóng của cảnh quang. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể gia t ăng tông màu nóng bằng cách tăng giảm EV (độ phơi sáng).

EV – 0.3                                 EV 0.0                             EV +0.3

Hình 78a: Chế độ P với EV khác nhau

EV – 0.3                               EV 0.0                                EV +0.3

Hình 78b: Chế độ Night với điều chỉnh EV

Ghi chú:

Bạn vẫn có thể chụp ảnh ban đêm mà không nhất thiết phải sử dụng tốc độ chậm. Khi đó có thể bạn phải tăng độ nhạy ISO lên cao để có mức phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên, điều này sẽ làm xuất hiện hiện tượng “hạt” trên bức ảnh.

Khi sử dụng chế độ chụp ảnh đêm, bạn lưu ý là phải giữ máy thật ổn định và không dao động vì đây là những yếu tố gây mờ trên ảnh. Tốt nhất, nên sử dụng chân đế hay một thiết bị tương tự. Đồng thời, bạn cũng cần sử dụng chế độ chụp hẹn giờ để tránh rung máy khi bấm nút.

Điều chỉnh cân bằng trắng.

Trong những trường hợp kể trên, bạn đã sử dụng các chế độ P (tốc độ chậm và không flash) nhưng kết quả những bóng đèn trông có vẻ nhỏ và không  đủ sáng. Chế độ Night (tốc độ chậm) cho phép bạn giữ lại tông màu nóng của quang cảnh. Chế độ Candle với độ nhạy sáng ISO cao giúp bạn giảm được mờ do rung máy và tạo cho bức ảnh màu sắc ấm áp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chức năng cân bằng trắng (WB) để làm cho cảnh chụp thêm phong phú

Với mỗi chế độ WB thì cảnh chụp sẽ được lọc theo một màu khác nhau

Hình 79: P với điều chỉnh WB

Ghi chú:

·                 Bạn có thể tạo một sắc độ đặc biệt cho những bức ảnh bằng việc gia tăng EV (+). Tuy vậy, bạn cần lưu ý đến việc tăng thái quá sẽ dẫn đến dư sáng làm cho bức ảnh mất đi hiệu ứng và sự đặc sắc.

·                     Khi sử dụng tốc độ chậm, bạn luôn cần đến chân đế hỗ trợ chống rung. Thậm chí, trong một số trường hợp bạn cần sử dụng đến chức năng tự chụp để hoàn toàn không có tác động cơ nào ảnh hưởng đến máy ảnh.

Trường hợp chụp cảnh pháo bông

Một trong những sự kiện rất đẹp mà ai có máy ảnh cũng đều muốn ghi hình lại. Đó là cảnh pháo bông phát sáng trong nền trời đêm. Dù thế, nhưng thật khó để ghi nhận màu sắc phong phú đa dạng của hiện tượng này trên nền trời đêm khi nó diễn ra. Bạn cần điều chỉnh tiêu cự, độ phơi sáng và đô nhạy theo một kiểu cách hơn là cách chụp bình thường.

Một trong những sự kiện rất đẹp mà ai có máy ảnh cũng đều muốn ghi hình lại. Đó là cảnh pháo bông phát sáng trong nền trời đêm. Dù thế, nhưng thật khó để ghi nhận màu sắc phong phú đa dạng của hiện tượng này trên nền trời đêm khi nó diễn ra. Bạn cần điều chỉnh tiêu cự, độ phơi sáng và đô nhạy theo một kiểu cách hơn là cách chụp bình thường. Mặt khác, việc đốt pháo bông chỉ diễn ra trong các dịp lễ đặc biệt do vậy bạn sẽ chẳng có nhiều cơ hội để chụp lại. Vì vậy, hãy nhớ những điều chủ yếu và áp dụng khi bạn có cơ hội/

Sử dụng chế độ chụp [SCENE]

Với chế độ này tốc độ chụp sẽ được điều chỉnh chậm lại và tiêu điểm là  . Bạn cũng đừng quên sử dụng chân để hỗ trợ, nó là công cụ chủ yếu để chụp với tốc độ chậm.

Sự cài đặt chế độ chụp đối với máy ảnh là hết sức quan trọng trong việc chụp cảnh pháo bông. Bạn cần sử dụng tốc độ chậm cũng như thiết định tiêu điểm là  để phù hợp với những cụm pháo bông đang nổ tung trên trời. Bạn nên quan tâm tới cả hai yếu tố đó.

 

Chụp với chế độ [FIREWORS]          Chụp với chế độ chỉnh tay (Manual mode-MF)

VAPA

 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button