Lý luận phê bình

Nhiếp ảnh và sự phẫn nộ

Thật bất ngờ, chỉ trong vòng một ngày từ khi một số báo điện tử đưa tin về cuộc triển lãm này, sự phẫn nộ của cộng đồng mạng xã hội khi xem các bức ảnh tư liệu thuộc loại ảnh báo chí được “chế biến” cắt, ghép biến những khẩu súng trở thành những cành hoa đã phản ứng dữ dội và… thật sự chưa từng có trong một cuộc triển lãm ảnh. Tôi gọi hình ảnh này là một sự phẫn nộ. Theo dõi của riêng tôi đã có hàng trăm ý kiến phản đối cách chơi này. Ý kiến của cộng đồng mạng đã sử dụng những từ ngữ thật sự khó nghe, nhưng dễ thông cảm được cho một sự phẫn nộ. Một nickname AC đã viết “Kinh khủng khiếp. Có những ảnh gợi đau thương rớt nước mắt thế mà nó đi nhét hoa với hòe vào. Ý tưởng photoshop tồi nhất, thiển cận nhất trong lịch sử; Nickname PT “Tôi không hiểu gì về nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng đứng về góc độ của một người dân VN, tôi thấy bọn chúng là một loại thú vật vô cảm, vô cảm với đồng loại, vô cảm với những hy sinh mất mát, đau thương mà cuộc chiến đem lại. Như một sự phản bội vậy… Rõ ràng cộng đồng mạng đã chứng tỏ những tấm lòng trân trọng những tác phẩm nhiếp ảnh lịch sử chiến tranh tuy tàn khốc và do bất kì tác giả nào chụp đều là một sự phản ánh trung thực những giá trị nhân văn và như những lời cảnh báo loài người hãy lánh xa chiến tranh. Và họ đã phẫn nộ khi có một triển lãm những bức ảnh “Phi hiện thực” này mặc dù nó mang tên “Hoa nơi chiến trường”. Riêng tôi đã cảm nhận sự phẫn nộ đã chứng tỏ dòng ảnh hiện thực phê phán vẫn còn được tôn trọng trong dòng chảy của thời đại mặc dù thế giới đã có những bước tiến về kỹ thuật trong nhiếp ảnh như vũ bão…

Thật ra, những người đam mê nhiếp ảnh phải thật sự ngưỡng mộ những người phát minh ra phần mềm Photoshop. Đó là sự phầm mền giá trị nhất trên lĩnh vực rộng lớn về hình ảnh, đồ họa, phim ành và hàng ngàn công dụng khác được thừa hưởng từ nó làm những ý tưởng sáng tạo của con người trên lĩnh vực này như được chắp cánh bay bỗng… Và, nếu ai là những kỹ thuật viên thời làm ảnh “buồng tối” và “buồng sáng” thủ công trước đây thì Photoshop là công cụ đã hiện thực hóa những giấc mơ của họ… Nếu ai có dịp xem một bức tranh dễ thương, thực hiện bằng phần mềm Photoshop trên máy tính, của cô Therese Larsson – hoạ sĩ người Thuỵ Điển (xem tại đây) thì thấy sự tinh họa của phần mềm này. Tuy nhiên, từ khi photoshop ra đời, cũng có khá nhiều ý tưởng quái đản xuất hiện đã làm méo mó nó đi. Nhiều ý tưởng tồi đã xuất hiện và người ta đã dể dãi dùng công cụ cắt ghép trong một ý tưởng tồi làm cho rất nhiều người đã hiểu nhầm về phần mềm này. NSNA Nguyễn Việt Tiến – Ủy viên Ban lý luận phê bình Hội NSNA Việt Nam viết: “Phần mềm photoshop giúp chuyển hóa dễ dàng rất nhiều Ý tưởng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cụ thể gần gũi với chúng ta là Điện ảnh – Nhiếp ảnh. Với những Đạo diễn – Nhiếp ảnh gia tài năng sẽ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật Hay – Mới – Độc đáo. Còn những người bị hạn chế về hiểu biết – trí tuệ – không có khả năng sáng tạo và… lười, nhưng lại hám danh muốn nổi danh, khác nào năng lượng nguyên tử – hạt nhân phục vụ mục đích Hòa bình…. lại rơi vào tay bọn khủng bố. Thật khủng khiếp và ghê tởm”. Và, theo tôi, cuộc triển lãm “Hoa nơi chiến trường” là một ví dụ của sự cho sự quái này….

Lâu nay trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật đã râm ran khá nhiều về sự lạm dụng phần mềm photoshop này. Đã xuất hiện cụm từ “ảnh giả” và “ảnh thật” để nói lên về sự lạm dụng đó. Thậm chí nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật được bầu chọn chất lượng cao mà ai cũng biết rõ đó là một sản phẩm của một sự lạm dụng quái… Tôi nhận thấy sự kiện “Hoa nơi chiến trường” bị lên án và chính quyền đã ra tay tịch thu cho thấy sự LẠM DỤNG đã bắt đầu cho một quá trình cáo chung… Âu cũng là một dịp may để giới nhiếp ảnh nhìn lại mình.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Check Also
Close
Back to top button