
Đau họng nên làm gì để giảm đau nhanh và hiệu quả? Hãy cùng SIGC khám phá 23 phương pháp đơn giản, từ dùng thuốc đến các mẹo tại nhà phù hợp với mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Theo dõi ngay để không bỏ lỡ giải pháp giảm đau an toàn, khoa học!
1. Đau họng là gì?
Đau họng (hay viêm họng) là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, gây cảm giác đau rát hoặc khó nuốt. Theo ước tính, mỗi năm có hàng chục triệu lượt khám bệnh liên quan đến đau họng. Trong đó, 70% ca bệnh do virus gây ra. Ngoài ra, 20% ca bệnh ở trẻ có liên quan đến vi khuẩn Streptococcus nhóm A.

Với nhiễm khuẩn do S. pyogenes, streptolysin làm tổn thương tế bào mạnh. Tình trạng thường kèm sốt cao, amidan sưng to và xuất hiện chấm mủ. Bên cạnh nguyên nhân nhiễm trùng, các yếu tố môi trường cũng góp phần gây viêm họng. Không khí khô, khói thuốc lá, và ô nhiễm có thể kích thích niêm mạc hầu họng.
Ngoài ra, tình trạng lạm dụng giọng nói cũng làm niêm mạc tổn thương, gia tăng nguy cơ viêm. Ở phương diện lâm sàng, triệu chứng đau họng có thể đi kèm ho, sổ mũi, khó thở, nhức đầu hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng này thay đổi tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Để điều trị hiệu quả, việc chẩn đoán đúng nguyên nhân rất quan trọng, nhất là trong phân biệt đau họng do virus hay vi khuẩn.
2. Các cách điều trị đau họng
Điều trị bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Từ dùng thuốc theo chỉ định đến các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.
2.1. Cách trị đau họng bằng thuốc
Cùng SIGC theo dõi một vài gợi ý sau nhé:

Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc kháng sinh giảm đau như Paracetamol không chỉ giúp hạ sốt mà còn làm dịu cảm giác đau rát họng. Một liều Paracetamol 500-1000mg có thể làm giảm đau sau 30 phút sử dụng. Ngoài ra, Ibuprofen với đặc tính kháng viêm mạnh, thích hợp khi viêm họng kèm sưng, viêm đỏ. Theo các nghiên cứu y học, Ibuprofen làm giảm viêm hiệu quả hơn Paracetamol ở bệnh nhân viêm họng cấp.
Thuốc súc họng và xịt họng
Các dung dịch súc họng như Chlorhexidine có khả năng diệt khuẩn, làm sạch niêm mạc họng, ngăn ngừa nhiễm vius lan rộng. Thuốc xịt họng chứa Hexetidine giúp làm dịu đau ngay lập tức, rất hiệu quả trong trường hợp họng bị khô, đau rát kéo dài. Chúng được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi.
Thuốc ngậm đau họng
Viên ngậm chứa Benzocaine, Menthol giúp giảm đau tức thì bằng cách làm mát niêm mạc họng, tê liệt các đầu dây thần kinh cảm giác.

Đây là lựa chọn hữu ích khi cần giao tiếp thường xuyên. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, thuốc ngậm thường không được khuyến cáo vì trẻ có nguy cơ nghẹt thở hoặc không biết cách sử dụng đúng cách.
Thuốc Đông y, thảo dược
Trong y học cổ truyền, cam thảo, quế, mật ong là các thành phần chủ đạo để làm dịu cổ họng. Cam thảo giúp kháng viêm, quế có tác dụng diệt khuẩn, còn mật cung cấp độ ẩm, làm dịu niêm mạc bị kích ứng.
Corticosteroid và kháng sinh
Trường hợp đau nặng với biểu hiện sưng tấy, corticosteroid dạng uống, tiêm có thể được kê trong thời gian ngắn để giảm viêm. Thường áp dụng cho người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên. Đối với đau viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Phác đồ dùng thuốc này có thể áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi, người trưởng thành, và người cao tuổi.
Thuốc dị ứng
Thuốc dị ứng thường là các thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng có do bị dị ứng.

Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, bụi mịn. Khi đó, hệ miễn dịch phản ứng quá mức, giải phóng histamin gây ngứa, kích ứng niêm mạc họng.
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây tê tại chỗ như benzocaine hoặc lidocaine, là giải pháp hiệu quả trong việc giảm viêm họng nhanh chóng. Các thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các dây thần kinh cảm giác tại vùng họng, làm giảm cảm giác đau và khó chịu tạm thời. Chúng đặc biệt hữu ích trong các trường hợp đau họng nặng, khó chịu khi nuốt.
Thuốc kháng axit
Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và họng gây kích ứng, dẫn đến cảm giác đau và nóng rát.

Thuốc kháng axit giúp giảm tiết axit dạ dày hoặc trung hòa axit, từ đó giảm kích thích tại họng và cải thiện triệu chứng đau. Loại này có thể ở dạng nhai, chất lỏng hoặc viên nén.
Thuốc kháng histamin
Histamin là chất trung gian gây viêm và kích ứng niêm mạc, dẫn đến triệu chứng ngứa họng, hắt hơi. Thuốc kháng histamin thế hệ mới như cetirizine và loratadine ít gây buồn ngủ, phù hợp sử dụng hàng ngày để giảm triệu chứng. Đối với người bị đau do cảm lạnh, thuốc chống viêm histamin hỗ trợ giảm tiết dịch nhầy. Từ đó giúp giảm cảm giác khó chịu ở họng.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho, như dextromethorphan hoặc codeine, được sử dụng để kiểm soát ho khan kéo dài. Dextromethorphan thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, còn codeine chỉ được sử dụng theo đơn thuốc vì nguy cơ gây nghiện. Thuốc giảm ho tránh dùng quá liều ở trẻ em và người lớn tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.
2.2. Cách giảm đau họng tại nhà
Cách giúp giảm viêm họng họng tại nhà luôn là lựa chọn đầu tiên vì sự an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Dưới đây là phân tích chi tiết từng phương pháp:

Súc miệng bằng nước muối
Nước muối được biết đến như một dung dịch sát khuẩn tự nhiên. Muối có khả năng hút nước từ vi khuẩn, làm chết chúng qua quá trình thẩm thấu. Đồng thời, súc nước muối giúp làm sạch cổ họng, loại bỏ dịch nhầy, các tác nhân gây kích ứng. Theo khuyến nghị, nên pha 1/2 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm, sử dụng 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Dùng giảm đau không kê đơn
Các loại giảm đau không kê đơn như paracetamol có thể giúp giảm đau hiệu quả. Paracetamol thường được ưu tiên do an toàn hơn với dạ dày và ít tác dụng phụ.
Uống trà mật ong và chanh
Mật ong chứa hydrogen peroxide tự nhiên, giúp kháng khuẩn, làm dịu lớp niêm mạc họng. Chanh bổ sung vitamin C, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa.
Chuẩn bị 1 lít mật nguyên chất: 0.5kg đường phèn, 1kg chanh đào và 1 bình thủy tinh sạch. Rửa sạch chanh đào, ngâm nước muối 30 phút, để ráo, thái lát mỏng (giữ cả hạt). Xếp chanh lát vào bình xen kẽ với một lớp đường phèn, sau đó đổ mật vào, đậy kín nắp, ngâm 1-2 tháng. Khi viêm họng, lấy 1-2 thìa cà phê hỗn hợp pha uống. Mật kháng khuẩn, chanh đào giàu vitamin C chống viêm, kết hợp đường phèn giúp giảm long đờm hiệu quả.
Hấp hơi nước nóng
Hơi nước nóng cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng, giảm khô, kích ứng.

Dùng máy tạo độ ẩm nóng kèm tinh dầu tràm, bạc hà thường được thêm vào để tăng hiệu quả sát khuẩn, thư giãn. Đây là cách hết viêm họng tự nhiên, phù hợp với những người bị đau họng do khô hoặc cảm lạnh. Bạn nên tắm nước nóng hoặc ngẩng đầu xông hơi nước nóng bằng máy tạo độ ẩm. Có thể kèm tinh dầu bạc hà, sả để làm dịu đường mũi họng.
Dùng gừng tươi
Gừng chứa gingerol, một hoạt chất có đặc tính kháng viêm mạnh, đồng thời giảm đau hiệu quả. Bạn có thể nhai gừng tươi, pha trà với mật. Theo y học cổ truyền, gừng không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ làm ấm cơ thể.
Nước húng chanh đường phèn
Rau húng chứa các hợp chất như carvacrol và thymol, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu họng.

Khi kết hợp với đường phèn, hỗn hợp này không chỉ cải thiện vị dễ uống mà còn tăng hiệu quả làm dịu cổ họng. Cách làm: Giã nát lá húng, thêm đường phèn, hãm với nước ấm, sau đó uống từ từ.
Nước củ cải trắng
Củ cải trắng giàu vitamin C và hoạt chất isothiocyanate, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm và tăng cường miễn dịch. Nước củ cải trắng còn giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm ho và cảm giác rát. Cách làm: Rửa sạch củ cải, ép lấy nước hoặc đun với nước sôi, thêm chút mật ong để tăng hương vị. Phương pháp này an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ em, phù hợp để sử dụng trong giai đoạn đau họng nhẹ hoặc vừa.
Ăn súp gà ấm
Súp gà chứa cysteine, một axit amin có khả năng làm loãng đờm, giảm nghẹt mũi, làm dịu cổ họng. Nhiệt độ ấm của súp kích thích niêm mạc họng, giúp giảm đau tức thì. Ngoài ra, súp gà còn bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong giai đoạn hồi phục.
Uống đủ nước
Khi bị viêm amidan họng, việc cung cấp đủ nước rất quan trọng để giữ độ ẩm cho niêm mạc. Nước ấm, nước ép trái cây hoặc trà thảo dược là lựa chọn tốt hơn so với nước lạnh.

Theo các chuyên gia, uống ít nhất 2-2.5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng, giảm triệu chứng đau rát.
Ngậm tỏi sống
Tỏi chứa allicin, một hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Việc ngậm tỏi sống trong vài phút mỗi ngày không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn giảm sưng viêm ở cổ họng. Đây là cách trị viêm amidan rát cổ tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể.
Tránh các tác nhân kích thích
Việc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng là yếu tố quan trọng giúp cổ họng nhanh hồi phục. Các tác nhân này không chỉ làm khô họng mà còn gây tổn thương niêm mạc, kéo dài thời gian hồi phục.
3. Đau họng nên uống gì giúp giảm đau?
Việc lựa chọn đồ uống đúng cách không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe toàn diện.

Nước ấm pha chanh và mật ong
Sự kết hợp giữa chanh, mật ong mang lại tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Một ly nước ấm với 1-2 thìa mật, vài lát chanh giúp giảm đau nhanh, cải thiện triệu chứng chỉ sau vài lần sử dụng.
Trà thảo mộc
Các loại trà như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc chứa các hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Uống trà nóng chứa gừng giúp giảm sưng và kích ứng nhờ gingerol. Trà bạc hà mang lại cảm giác mát dịu, còn trà hoa cúc có tác dụng an thần và giảm căng thẳng. Đây là lựa chọn tuyệt vời để cải thiện giấc ngủ, giảm viêm họng.
Nước ép trái cây
Những loại nước ép như cam, kiwi, dứa không chỉ dễ uống mà còn cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng. Dứa chứa bromelain, một enzyme tự nhiên giúp giảm viêm, sưng tấy. Tuy nhiên, nên uống ở nhiệt độ ấm, để ở nhiệt độ phòng để tránh làm tổn thương niêm mạc họng.
Nước ấm, nước lọc ấm

Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc cổ họng, hỗ trợ giảm cảm giác khô rát, khó chịu, khó nuốt. Nước ấm cũng kích thích tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn. Việc duy trì uống khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng đau họng.
4. Ăn gì khi bị đau họng?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đau họng. Khi chọn thực phẩm, ưu tiên những món dễ nuốt, bổ dưỡng, không gây kích thích cổ họng:

Thực phẩm cần tránh:
- Đồ ăn khô, cứng: Các loại hạt, đồ sấy khô hoặc bánh quy giòn dễ cọ xát và làm tổn thương thêm vùng họng, gây đau rát nghiêm trọng hơn.
- Nước đá lạnh: Uống nước đá hoặc đồ uống lạnh làm co mạch máu ở vùng họng, khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
- Đồ cay: Thức ăn chứa nhiều gia vị cay như ớt, tiêu có thể kích thích mạnh niêm mạc họng, làm tăng cảm giác đau và khó chịu.
- Rượu và thuốc lá: Rượu gây khô họng và làm mất độ ẩm tự nhiên của niêm mạc, trong khi khói thuốc lá chứa chất kích thích gây viêm nặng hơn.
- Thực phẩm sống: Sushi, gỏi cá hoặc các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục.
Thực phẩm nên ưu tiên:
- Thức ăn mềm, dễ tiêu: Cháo, súp là lựa chọn hàng đầu vì chúng ít gây áp lực lên vùng họng và dễ nuốt hơn.
- Súp gà: Không chỉ cung cấp protein và năng lượng cần thiết mà còn chứa các dưỡng chất hỗ trợ giảm viêm, tăng cường miễn dịch. Súp gà nóng cũng giúp làm dịu cổ họng và giảm tắc nghẽn.
5. Đau họng nên làm gì?
Khi bị đau họng, thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Đau họng kéo dài hơn 2 tuần cần được quan tâm đặc biệt, nhất là khi các biện pháp điều trị thông thường không hiệu quả. Tại Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn, người bệnh được khuyến cáo nên đến thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Thông qua các xét nghiệm như nội soi hầu họng, xét nghiệm vi khuẩn, hoặc kiểm tra dị ứng, bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Nếu đau họng dài ngày do viêm VA, amidan mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phương pháp là nạo VA, cắt amidan để loại bỏ nguồn gây viêm hoàn toàn. Trong trường hợp đau họng không thuộc chuyên khoa tai mũi họng, nguyên nhân có thể do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý toàn thân. Bệnh nhân sẽ được chuyển đến các khoa phù hợp để chẩn đoán và điều trị. Các khoa này sẽ thực hiện đánh giá và điều trị chuyên sâu.
Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và an toàn.
6. Các cách phòng ngừa đau họng?
Phòng ngừa đau họng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tránh tái phát:

- Giữ ấm cổ họng: Đặc biệt trong thời tiết lạnh, cần mang khăn quàng cổ để tránh gió lùa.
- Rửa tay thường xuyên: Giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Bổ sung vitamin C: Tăng cường miễn dịch bằng cách ăn nhiều trái cây như cam, chanh, kiwi.
- Tránh các tác nhân kích thích: Khói thuốc lá, rượu bia, bụi bẩn, hóa chất có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
- Tiêm phòng vắc xin: Đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin như cúm, ho gà, HPV để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Hạn chế uống nước đá lạnh: Chúng có thể làm co mạch và tổn thương niêm mạc họng, đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khi cơ thể suy yếu.
- Không hò hét quá mức: Giữ giọng nói ở mức bình thường, tránh la hét hay nói to kéo dài. Vì việc này gây áp lực lên dây thanh và niêm mạc họng, dẫn đến viêm hoặc đau họng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Sử dụng khẩu trang chất lượng để hạn chế hít phải bụi bẩn, khói ô nhiễm, virus gây bệnh trong môi trường công cộng.
Đau họng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách áp dụng các phương pháp trị liệu hiệu quả từ bài viết, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng đau rát cổ họng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn đau họng nên làm gì, hãy truy cập ngay taimuihongsg.com để đi khám bác sĩ – nơi cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe khoa học, phù hợp nhất cho bạn và gia đình!
7. Những câu hỏi thường gặp
1. Đau họng có thể tự khỏi không?
Đa số các trường hợp viêm họng do virus sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cần theo dõi các triệu chứng để đảm bảo không có biến chứng.
2. Có thể dùng mật ong thay thuốc giảm đau họng không?
Mật ong không thể thay thế hoàn toàn thuốc, nhưng là một phương pháp hỗ trợ tuyệt vời. Nó giúp làm dịu, giảm viêm hiệu quả.
3. Tại sao súc miệng nước muối lại tốt cho cổ họng?
Nước muối giúp sát khuẩn, làm sạch niêm mạc họng, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. Đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giảm viêm họng.