Top 10 Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng Sớm Không Nên Bỏ Qua

10 Dấu hiệu, biểu hiện ung thư vòm họng dễ nhận biết không nên bỏ qua
Hiện nay, ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể tiến triển âm thầm với những dấu hiệu dễ bị bỏ qua. Cùng mình tìm hiểu ngay 10 triệu chứng ung thư vòm họng phổ biến nhất để kịp thời phát hiện và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình!
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một dạng ung thư phổ biến tại vùng đầu cổ, xuất phát từ các tế bào biểu mô trong vòm họng. Đây là vị trí quan trọng nối liền đường hô hấp và tiêu hóa, nên các triệu chứng thường dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Nếu không được phát hiện sớm, ung thư vòm họng có thể di căn nhanh, đe dọa đến sức khỏe tính mạng người bệnh. Thông thường, Bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, nam giới dễ mắc hơn nữ.
Xuất phát từ các tế bào biểu mô
2. Các giai đoạn của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng bao gồm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Triệu chứng ung thư vòm họng khó nhận biết, dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.
- Giai đoạn 2: Hạch cổ sưng gây ra nhiều biến chứng như khó thở, khàn tiếng và loét. Ở giai đoạn này, hạch cổ cứng, không di động, kích thước lớn dần, thường xuất hiện ở cổ hoặc góc hàm.
- Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng từ vòm họng đến các khu vực lân cận như mũi, hai bên tai, thanh quản và nền não sọ, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân ở giai đoạn gặp khó khăn trong hô hấp, sức khỏe giảm sút rõ rệt khiến cho người bệnh xanh xao, sụt cân, mệt mỏi,..
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng có tốc độ phát triển nhanh, khối u di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Hạch cổ sưng tấy, ảnh hưởng đến hô hấp, giọng nói và xuất hiện vết loét. Khả năng chữa trị hạn chế, nguy cơ tử vong cao ở giai đoạn này.
3. Các triệu chứng ung thư vòm họng phổ biến
3.1. Đau họng thường xuyên
Đau họng kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng, dễ nhầm với cảm cúm. Triệu chứng là dấu hiệu của khối u làm tổn thương niêm mạc. Bệnh nhân có cảm giác đau rát họng liên tục, nuốt đau khiến người bệnh khó chịu.
Dễ nhầm với cảm cúm
3.2. Đau đầu
Đây là một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng sớm, đặc biệt ở phụ nữ. Ban đầu, đau đầu tập trung một bên, xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài. Khi khối bướu phát triển và chèn ép hệ thần kinh, cảm giác đau lan rộng ra toàn bộ vùng đầu, trở nên nghiêm trọng hơn. Đáng chú ý, đau đầu ung thư vòm họng không giảm khi dùng thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
3.3. Hạch vùng cổ
Nổi hạch cổ là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng thường xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân và cảnh báo cần thăm khám kịp thời. Giai đoạn sớm, hạch còn nhỏ, khó phát hiện, chỉ sờ thấy khi ấn vào. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, hạch ngày càng to, dính vào cơ, gây biến dạng vùng cổ và hàm. Đây là dấu hiệu quan trọng cần được chú ý để phát hiện sớm, bởi vì việc chẩn đoán và chữa trị ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường mang lại hiệu quả cao hơn.
Xuất hiện hạch vùng cổ, hàm
3.4. Giọng nói thay đổi
Ung thư vòm họng khi tiến triển có thể gây ra tình trạng khản tiếng do ảnh hưởng đến dây thanh âm, một biến chứng thường gặp của bệnh. Thay đổi giọng trong ung thư vòm họng tiến triển chậm dần theo thời gian và không tự khỏi như các bệnh về đường hô hấp thông thường.
3.5. Ù tai, khó nghe
Khi ung thư vòm họng phát triển, tình trạng ù tai thường xuất hiện, báo hiệu thính lực bị ảnh hưởng. Triệu chứng ngày càng nặng, đau tai, hạch cổ sưng, chèn ép thần kinh. Đây là một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng quan trọng, cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu ung thư vòm họng quan trọng
3.6. Ho kéo dài
Ung thư vòm họng thường biểu hiện bằng cơn ho có đờm kéo dài và nghiêm trọng hơn so với các bệnh về đường hô hấp thông thường. Ho có thể kèm theo đờm lẫn máu do khối u gây tổn thương niêm mạc họng. Đặc biệt, ho kéo dài trên 1-3 tháng là dấu hiệu đáng báo động cần được thăm khám ngay.
3.7. Khó thở
Khó thở là triệu chứng ung thư vòm họng điển hình của giai đoạn cuối. Khối u lớn chèn ép đường thở, gây khó khăn trong hô hấp, đặc biệt khi nằm hoặc vận động. Bệnh nhân thường cần đến máy thở oxy để hỗ trợ.
3.8. Dễ mệt mỏi và kiệt sức
Ung thư vòm họng gây khó thở, suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh mệt mỏi. Đặc biệt, Sức khỏe tinh thần suy giảm khiến bệnh nhân trầm cảm, tiêu cực, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng quá trình điều trị.
Dễ mệt mỏi và kiệt sức
3.9. Biểu hiện khó nuốt, chán ăn
Ở người bệnh ung thư vòm họng, khối u lớn chèn ép màn hầu, gây khó nuốt do tắc nghẽn đường ăn. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ xuất hiện khi khối u đã đạt kích thước lớn đủ để ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn, do đó chán ăn và sụt cân thường là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh.
3.10. Ngạt mũi, sổ mũi
Khối u cản trở hô hấp, khiến bệnh nhân khó thở và nghẹt mũi. Chảy mũi nhầy, mủ màu là dấu hiệu ung thư vòm họng thường gặp, nhất là ở người có tiền sử viêm xoang. Trong một số trường hợp, có thể quan sát thấy các ổ loét trong khối u có thể gây chảy máu mũi.
3.11. Mắt mờ
Giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn đến nhiều bộ phận như mắt, não, xương, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như mắt mờ, đau ngực, gan to.
3.12. Các biểu hiện của liệt dây thần kinh sọ não
Khi khối u vòm họng phát triển lớn, nó có thể chèn ép các dây thần kinh sọ não, gây ra tình trạng liệt.
Biểu hiện liệt tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng:
- Liệt cơ vận nhãn: Gây lác mắt.
- Khít hàm và tê bì mặt: Ảnh hưởng đến cử động hàm và cảm giác vùng mặt.
- Liệt cơ vùng cổ mặt: Bao gồm liệt màn hầu và họng.
- Liệt lưỡi: Hạn chế khả năng vận động của lưỡi.Khối u phát triển quá lớn có thể gây chèn ép 12 đôi dây thần kinh sọ não, dẫn đến nhiều rối loạn chức năng nghiêm trọng.
4. Một số tác nhân gây bệnh ung thư vòm họng
Môi trường ô nhiễm:
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lâu dài sẽ làm giảm hệ miễn dịch gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp.
- Sự suy giảm miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của triệu chứng ung thư vòm họng.
- Những người sống trong khu vực ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tác động lâu dài của các chất độc hại trong không khí.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại:
- Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong công việc hoặc sinh hoạt có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao.
- Hóa chất công nghiệp tích tụ trong cơ thể, gây hại cho cơ quan hô hấp.
Yếu tố di truyền:
- Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vòm họng, nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau sẽ cao hơn.
- Di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư.
Virus HPV và Epstein Barr:
- Các virus như HPV và Epstein-Barr (EBV) có thể là tác nhân gây ung thư vòm họng.
- HPV và Epstein-Barr (EBV) lây truyền qua nước bọt, máu hoặc quan hệ tình dục, tạo điều kiện cho bệnh phát triển, mặc dù không phải ai nhiễm virus này đều mắc bệnh.
Do Virus HPV và Epstein Barr gây ra
Hút thuốc lá:
- Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn đối với ung thư vòm họng, vì để hạn chế nguy cơ ung thư vòm họng mọi người không nên hút thuốc lá.
- Các thành phần độc hại trong khói thuốc lá có thể xâm nhập vào mũi, họng và phổi, tích tụ và gây hại cho niêm mạc, làm tăng khả năng phát triển ung thư vòm họng.
Lạm dụng rượu bia:
- Lạm dụng rượu bia tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển ở họng.
- Việc tiêu thụ nhiều rượu bia làm suy giảm chức năng của vùng họng, tăng khả năng nhiễm virus và gây viêm nhiễm mãn tính, từ đó thúc đẩy sự hình thành ung thư vòm họng.
5. Những câu hỏi thường gặp
1. Ung thư vòm họng có thể phát hiện sớm được không?
Phát hiện sớm ung thư vòm họng bằng cách chú ý đến các dấu hiệu như đau họng kéo dài, khó thở và thay đổi giọng nói. Khám sức khỏe thường xuyên, nhất là người có nguy cơ, giúp phát hiện sớm ung thư, tăng khả năng chữa khỏi.
2. Ai có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao nhất?
Tiền sử gia đình, tiếp xúc hóa chất độc hại, hút thuốc, uống rượu là những yếu tố tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Ngoài ra, nhiễm virus Epstein-Barr và HPV cũng là yếu tố nguy cơ đáng lưu ý. Theo nghiên cứu, thường thấy bệnh ung thu vòm họng xuất hiện nhiều ở nam giới hơn là nữ giới.
3. Điều trị ung thư vòm họng có hiệu quả không?
Điều trị ung thư vòm họng có thể đạt hiệu quả cao nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm xạ trị, hóa trị, tầm soát ung thư và phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ung thư vòm họng có điều trị được không?
4. Tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng là gì?
Xạ trị có thể gây một số tác dụng phụ như khô miệng, đau rát họng, và mệt mỏi. Tuy nhiên, các tác dụng này sẽ dần thuyên giảm sau khi hoàn tất liệu trình điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ.
5. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư vòm họng là gì?
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Những thực phẩm mềm, nhiều protein và vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Hạn chế thực phẩm cay, nóng và những món khó nuốt.
Trên đây là các triệu chứng ung thư vòm họng sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, tăng khả năng điều trị thành công. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các triệu chứng liên quan đến ung thư vòm họng, đừng ngần ngại đến Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) để được khám và tư vấn kịp thời. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm để đạt hiệu quả điều trị cao. Hãy liên hệ ngay với SIGC để bảo vệ sức khỏe của bạn!