Ứng dụng

Những kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch

Với lý do như vậy, người viết bài mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm chụp hình khi đi du lịch, nhờ đó, bạn sẽ có nhiều tấm hình “đắt giá” cho riêng mình, hoặc khoe chúng với mọi người sau mỗi chuyến đi.

Kinh nghiệm 1: Mang máy ảnh mọi lúc có thể

Nhiều khi những tấm hình đẹp đến từ những lúc bạn không thể ngờ, vì thế máy ảnh cần có sẵn trong tay bạn khi khoảnh khắc tới. Bạn nên nhớ, những tấm hình tự nhiên và đời thường luôn luôn đắt giá hơn những gì được sắp đặt. Lưu giữ lại những hoạt động của người địa phương , hoặc các nhóm người đang nói chuyện mang đến sức sống cho các tấm hình của bạn. Cá nhân của người viết bài, tôi thường thích chụp những tấm hình chân dung của người bản địa  để cảm nhận được “không khí” và “cuộc sống” nơi tôi đang tham quan.

Hình1,2: Cuộc sống người dân Bangkok (Thái Lan)

Kinh nghiệm 2: Tìm điểm nhấn, hoạ tiết đặc trưng

Đối với những tấm hình cần sự đặc tả, hoặc khung cảnh quá rối rắm, hãy sử dụng lợi thế của các ống kính có độ mở lớn, ví dụ Canon 50mm/f1.8, hay cao cấp hơn Canon 85mm/1.2L để có được trường ảnh mỏng giúp nổi bật chủ thể. Bạn cũng nên vận dụng óc quan sát của mình để tìm ra các hoạ tiết đặc biệt, ví dụ như các tiệm bán đồ, nơi có các món hàng được xếp thẳng thớm, các màu sắc đan xen hoặc đơn giản chỉ là các góc cạnh của cuộc sống nơi bạn đang có mặt. Lấy ví dụ cụ thể về việc chụp lại một xe hàng bán đồ uống trên đường của thành phố Bangkok, qua tấm hình bạn truyền tải được cách người dân Thái Lan sinh hoạt và lao động cũng như ẩm thực nơi đây.

Hình 3,4: Chi tiết và họa tiết đặc trưng

Kinh nghiệm 3: Tìm những góc máy lạ

Các “nhiếp ảnh gia” nghiệp dư thường chọn những góc máy đơn giản, điều này chính là lí do khiến cho những tấm hình trở nên thiếu chuyên nghiệp và hấp dẫn. Vì thế, một lời khuyên cho bạn là hãy tìm tòi những góc chụp mới, ví dụ từ trên cao xuống, hoặc  từ thấp chiếu lên. Một số dòng máy như Canon G12, G1X, hoặc các máy DSLR như Canon 60D, 600D, 650D có một màn hình xoay lật linh hoạt sẽ giúp người chụp tiếp cận với  cách chụp hình này một cách dễ dàng. Thay vì phải mất thời gian “setup” chân máy cho 1 cảnh chụp của bạn, sử dụng máy ảnh có màn hình LCD xoay giúp việc “tự chụp” trở nên dễ dàng hơn nhiều (hiệu quả hơn nữa với ống kính góc rộng).

Hình 5,6: Màn hình xoay linh hoạt của Canon 650D

Khi có điều kiện đứng ở một ví trí cao, ví dụ đứng trên toà nhà cao tầng, đường đi bộ trên cao, thành phố hay khung cảnh bạn được chụp trở nên vô cùng khác lạ và nhỏ bé. Với các mẫu máy compact và một vài máy DSLR của Canon (600D, 650D, 60D) có tính năng chụp hình thu nhỏ (hiệu ứng miniature). Chỉ với một vài thao tác trên máy và một vài giây sử lý, những tấm hình của bạn sẽ  trông “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều.

Hình 7: Hiệu ứng thu nhỏ của máy Canon 650D

Hình 8: Các thành phố lớn thường hay có khu quan sát toàn cảnh, đây là một điểm bạn nên quan tâm

Kinh nghiệm 4: Thời gian vàng

Một thực tế đó là nhiếp ảnh phong cảnh phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm chụp hình. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thể loại Nhiếp ảnh đường phố – anh Hải Thanh cho rằng khung thời gian vàng “mặt trời mọc” và “xế chiều” là lúc tuyệt vời nhất để bạn thoả sức chụp và cơ hội “săn” ảnh đẹp.  Tuỳ thuộc vào từng vị trí địa lý, nhưng cơ bản, mặt trời sẽ mọc vào tầm 6 đến 8h sáng, từ khi tia nắng đầu tiên xuất hiện, cho đến khi mặt trời xuất hiện hoàn toàn. Khi mặt trời lặn, chúng ta có thể “săn cảnh” từ khung thời gian 4h-6h chiều. Đặc điểm ánh sáng của 2 thời điểm này rất đặc biệt, màu của ánh sáng sẽ có tông vàng, hướng đi của ánh sáng thường là xiên chéo, giúp tạo nên những mảng bóng đổ vô cùng tuyệt vời. Bầu trời lúc đó cũng sẽ kì ảo và lôi cuốn hơn bao giờ hết, lúc thì đỏ rực, có trường hợp lại tím ngắt pha ánh xanh.

Hình 9: Hoàng hôn trên biển Rye, Melbourne, Australia

Hình 10: Mặt trời mọc trên cửa biển Warrnabool, Melbourne, Australia

Hình 11: Mặt trời mọc trên cửa biển Warrnabool, Melbourne, Australia

Hình12: Chợ sáng sớm tại Burma, Myanmar

Một nhà văn kiêm hoạ sĩ người Mỹ – Henry Miler từng nói “One’s destination is never a place, but a new way of seeing things”. Có thể hiểu nôm na “Điểm đến của mỗi chuyến hành trình không đơn thuần là một địa điểm, mà là một cách mới bạn cảm nhận về thế giới xung quanh”. Hãy chia sẻ cảm nhận qua từng tấm hình mà bạn chụp, để thấy cuộc sống của bạn là một chuyến hành trình đầy lý thú.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Để lại một bình luận

Check Also
Close
Back to top button