Những bức ảnh thế kỷ XX làm rung động hàng triệu con tim nhân loại
HÀNH HÌNH NÔ LỆ – 1930
Bức ảnh do Lawence Beitler chụp, mô tả những người da đen ở Mỹ bị hành hình trước 1.000 người da trắng, vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng.
Việc hành hình treo cổ rất dã man theo kiểu thời trung cổ trước sự hả hê của đám đông, đã để lại cho người xem một sự tởm lợm của tệ phân biệt chủng tộc.
VỤ THẢM SÁT CỦA QUÂN ĐỘI NHẬT BẢN Ở NAM KINH
Tháng 7 năm 1939, quân đội phát xít Nhật đã gây ra vụ thảm sát dã man ở Nam Kinh, Trung Quốc. Do cảm thấy nhục, vì đã hứa với Nhật Hoàng là chỉ trong 3 tháng sẽ chiếm được Trung Quốc, nhưng thực tế chúng đã không thực hiện được, quân đội Nhật liền mở chiến dịch hãm hiếp phụ nữ, cướp bóc của cải và bắn giết hàng loạt người dân vô tội không ghê tay.
TRẠI TẬP TRUNG BUCHENWALD
Trại tập trung Buchenwald do Đức Quốc xã lập nên ở Weima, nơi giam cầm, tra tấn dã man những người Do Thái, người Nga, người Ba Lan… Tại đây chúng đã giết hàng trăm người Do Thái vô tội.
TỘI ÁC CỦA PHÁT XÍT ĐỨC TỪ 1939 – 1945
Đức Quốc xã do Hitler cầm đầu phát động chiến tranh thế giới thứ II từ 1939 – 1945, quân đội phát xít Đức đã giết hàng triệu dân lành một cách vô cùng man rợ.
NAGASAKI – 1945
Đám mây hình nấm đen kịt trên bầu trời Nagasaki, Nhật Bản của quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống ngày 9/8/1945 đã giết chết hơn 80.000 người dân vô tội và để lại hậu quả vô cùng nặng nề không thể lường hết được, là nỗi ám ảnh đe dọa hòa bình thế giới.
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU – 1963
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng (nay là Cách Mạng Tháng Tám và Nguyển Đình Chiểu).
Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
VỤ THẢM SÁT MỸ SƠN – 1968
Ngày 16/3/1968, Đại đội Charlie thuộc Lữ đoàn bộ binh 11, dưới sự chỉ huy của thiếu úy 24 tuổi William Calley, các binh lính của y sau khi hãm hiếp phụ nữ, rồi xả súng bắn chết hầu hết dân cư làng Mỹ Sơn (còn gọi Mỹ Lai), gồm 503 người, trong đó có 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.
BOM NAPAL CỦA GIẶC MỸ XÂM LƯỢC
Ngày 8/6/1972, em Phạm Thị Kim Phúc, 9 tuổi vô cùng đau đớn vừa chạy vừa la hét trong tình trạng bị cháy bởi bom napal của máy bay giặc Mỹ ném xuống một làng quê của huyện Trảng Bàng Tây Ninh.
Bức ảnh do Nick Út (một người Mỹ gốc Việt) chụp đã gây chấn động thế giới và ông được giải thưởng Pulitzer.
TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA POLPOT
Sau khi chiếm được thủ đô Phnom Penh năm 1975, tập đoàn diệt chủng Polpot đã gây ra nạn diệt chủng làm chết hơn 2 triệu người dân Campuchia.
KỀN KỀN CHỜ ĐỢI – 1994
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1994, do Kelvin Carter chụp khi nạn đói khủng khiếp xẩy ra ở Sudan.
Bức ảnh mô tả một em bé đang đói lả, nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp quốc cách đó không xa. Cũng tại đây một con chim kền kền đang chờ thằng bé chết để nó “chén” thỏa mãn cái bụng lép kẹp của nó. Nhưng không một ai hay biết điều gì sẽ xẩy ra với em bé và cả với người chụp bức ảnh? Vì quá cảm động Kelvin đã tự sát sau khi chụp bức ảnh này 3 tháng.