Kỹ thuật

Chụp ảnh nghệ thuật từ máy bay mô hình

Họ là những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế song xuất phát từ đam mê chơi máy bay mô hình, họ đến với nhau từ năm 1999 trong CLB máy bay mô hình điều khiển từ xa thuộc Quân chủng Phòng không Không quân.

Lúc đầu, mọi thứ chỉ là chơi, biểu diễn và thử sức trong những pha điều khiển các loại máy bay mô hình. Nhưng rồi một lần, qua phim ảnh và trên Internet, Hải, Trung, Tuấn Anh biết, Flying-cam hay còn gọi là quay camera trên trực thăng là một kỹ thuật mới, hiện đại được ứng dụng khá phổ biến trong thể loại phim hành động, với các cảnh quay trên cao rượt đuổi ngoạn mục hoặc bám theo chuyển động từ nhiều hướng mà camera từ mặt đất khó thể hiện sinh động.

Hay khi có sự kiện nổi bật, các máy bay trực thăng của các đơn vị thăm dò địa hình, quan sát an ninh, các đài truyền hình không tiếp cận được mục tiêu trong không gian nhỏ hẹp, flycam được huy động… đặc biệt trong các hoạt động thể thao như đua xe thể thao tốc độ, flycam chứng tỏ được ưu thế vượt trội.

Lê Hữu Trung cho biết: Sau nhiều năm nghiên cứu tài liệu, mày mò lắp ráp, tiêu tốn khá nhiều tiền, sức lực, thời gian, chúng tôi đã có được những chiếc máy bay mô hình gắn các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực quay phim và chụp ảnh trên không, cho ra những bức ảnh, thước phim có chất lượng cao nhất, chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc thuê máy bay thật để chụp ảnh.

Tất nhiên với từng yêu cầu địa hình, chúng tôi sẽ chọn loại máy bay mô hình phù hợp. Máy bay chạy điện có ưu điểm không gây tiếng ồn, êm, nhỏ nhưng chỉ mang được camera nhẹ, thời gian bay ngắn. Máy bay chạy bằng nitơ methanol, nguyên liệu không phổ thông, nhiều khói.

Loại máy bay chạy bằng xăng A92 khỏe, có thể mang nặng, nguyên liệu dễ tìm nhưng cồng kềnh. Tất cả các trang thiết bị dù nhỏ nhất cũng phải nhập từ nước ngoài về, chi phí rất tốn kém lên đến hàng chục nghìn USD.

Trong khi đó, từ điều khiển thử đến bay thật, sự va chạm và rủi ro trong hoạt động rất lớn, êkip chúng tôi thường phải có 3 người, 1 điều khiển máy bay, một điều khiển camera và một người điều hành chung.

Song với kinh nghiệm điều khiển tốt, những pha biểu diễn trên không đưa camera đến những điểm cần thiết và có được những góp quay đẹp nhất, thường mất rất nhiều thời gian, mỗi lần bay khoảng 30 phút kéo dài 3-4 ngày.

Giữa năm 2006, Hải, Trung, Tuấn Anh thấy đủ cơ hội đưa dịch vụ không ảnh đầu tiên ở Việt Nam vào ứng dụng, các anh đã quyết định thành lập Flycam Vietnam. Theo Nam Hải thì có lúc chúng tôi cảm thấy chán nản vì thất bại nối tiếp thất bại, nhưng lỡ đâm lao thì phải theo lao, đã dồn vào đây rất nhiều tiền…

Và rồi thành công đến. Dự án đầu tiên của Flycam Vietnam là thực hiện loạt hình ảnh quảng cáo cho một resort ở Quảng Bình cũng như khảo sát khu đất mới cho họ từ trên không. Trong 15 ngày ròng rã, Flycam Vietnam đã khiến khách hàng hài lòng bởi những hiệu ứng đặc biệt do flycam đem lại.

 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Trả lời

Back to top button