Kỹ thuật

6 lý do nên dùng và không dùng tripod

1. Linh động hơn trong công việc. Kè kè cái tripod quả thật đôi khi quá phiền vì sự cản trở của nó.

2. Bạn không được phép dùng. Có những nơi cấm mang tripod vào, chẳng hạn máy bay hoặc một vài chỗ có quy định đặc biệt. Bản thân người viết trong một chuyến đi Thượng Hải, lên tầng cao nhất của khách sạn 7 tầng, đã nghe quy định đặc biệt của khách sạn là máy ảnh cỡ nào (PnS hay chuyên nghiệp) cũng mang lên thoải mái nhưng yêu cầu để lại chân tripod ở quầy giữ đồ. Ở những nơi này, cũng có thể băng qua các quy định ngặt nghèo kia bằng việc xin phép (hoặc tận dụng mối quan hệ đặc biệt), hoặc đóng phí. Còn không chỉ trông đợi vào sự vững chãi của cánh tay hay lựa chọn các điểm tựa như bờ tường, ban công… Có điều việc quên đi các quy định kia chỉ là trường hợp hiếm và việc mang theo tripod trở thành chọn lựa không hợp lý.

Một kiểu ứng dụng khác của tripod để bàn khi gá tựa bờ ngực.  Nhẹ nhàng thở ra, chỉ ngưng một chút khi bấm máy, rồi lại thở ra. Đừng cố nín thở

3. Không có nơi vững chắc để đặt. Dù dùng tripod nhưng bạn vẫn có kết quả không hài lòng chỉ vì bạn đứng trên bề mặt bị rung động, lắc lư, chẳng hạn như trên boong tàu (trừ phi chiếc tàu thật lớn) hoặc sàn của xe lửa. Bạn có thể giữ cho máy vững chãi hơn bằng đôi tay mình, cố gắng một chút để cách ly khỏi những rung động kia và có được kết quả ngon lành hơn.

4. Tripod quá to và quá nặng. Có rất nhiều người bắt đầu với sự cẩn thận thái quá, vì thế chọn mua những chiếc tripod vừa to, vừa nặng để luôn tạo ra sự vững chãi khi đặt máy lên, không bị rung lắc bởi các cơn gió. Và do đó, họ thường bỏ tripod ở nhà bất kể một sự thật đơn giản: Một chiếc tripod trọng lượng nhẹ bạn mang theo, và sử dụng luôn tốt hơn rất nhiều chiếc tripod hàng hiệu to đùng để ở nhà.

Một loại kẹp để cố định máy ảnh.

5. Tripod quá mỏng manh. Đây là ảnh phản chiếu của trường hợp trên. Chiếc tripod mỏng và nhẹ đến nỗi khi đặt máy lên ở điều kiện bình thường vẫn có cảm giác các chân đang rung nhẹ. Chính vì lý do này và cả sự ngại ngần của bạn với cái nhìn của người xung quanh, bạn không mang nó theo.

Dùng túi đậu đỡ máy, hệt như bệ súng.

6. Sử dụng các hình thức hỗ trợ khác hợp lý hơn. Trong khi một số nơi tripod 3 chân kích cỡ lớn bị cấm thì một số dạng khác vẫn được sử dụng chẳng hạn như monopod (1 chân), tripod để bàn, túi đậu, hoặc các khoá kẹp.

Chụp với monopod.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Để lại một bình luận

Check Also
Close
Back to top button