Chưa phân loại

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý khôn còn xa lạ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Khi con xuất hiện các dấu hiệu như tiểu đau, rát, gấp, … bố mẹ nên đi thăm khám ngay. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị, hãy tiếp tục đọc bài viết nhé.

1. Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

1.1 Nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn, đặc biệt là E.coli. Ngoài ra, còn do những loại vi khuẩn khác: Enterococci, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa gây ra. Chúng xuất hiện ở phân, nước, đất hay không khí. Khi đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đến niệu đạo, gây nhiễm trùng bàng quang.

Viêm đường tiết niệu do khuẩn E.coli
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em do vi khuẩn E.coli

Môi trường sống ô nhiễm cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số thói quen không tốt đó là không mặc quần cho con, chơi dưới đất, dùng bỉm không đúng cách. Đặc biệt, nhiều bé thường quên rửa tay sau khi đi vệ sinh, dẫn đến vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển. Vì vậy, việc giữ sạch và bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng để phòng bệnh lý.

1.2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh

Trẻ < 2 tuổi dễ mắc viêm đường tiết niệu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Bệnh lý đường tiết niệu: Các bệnh như sỏi bàng quang hoặc ứ đọng nước tiểu chiếm tới 70% trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Hẹp đường tiết niệu: Sự thu hẹp tại bao quy đầu hoặc các vị trí nối giữa bể thận và niệu quản gây khó khăn cho việc tiểu tiện.
  • Dị dạng bẩm sinh: Đường tiết niệu bất thường từ khi sinh ra cũng là yếu tố nguy cơ.
  • Bàng quang mất kiểm soát: Cơ bàng quang bị giãn rộng, giảm khả năng co bóp, khiến nước tiểu không được thải hết và dẫn đến ứ đọng.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ mắc cúm, tiêu chảy, hay bị đau bụng, … thường dễ mắc bệnh hơn.

1.3 Do đặc điểm giải phẫu

Ở trẻ gái, cấu tạo sinh lý đặc biệt với niệu đạo ngắn và vị trí lỗ tiểu gần khu vực hậu môn. Vì vậy vi khuẩn, vi nấm từ phân dễ lây lan sang đường tiết niệu. Chính điều này khiến bé gái có nguy cơ cao hơn bé trai trong việc mắc các bệnh viêm đường tiết niệu.

Hình ảnh giải phẫu niệu quản
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em do đặc điểm giải phẫu

Ngược lại, bé trai có niệu đạo dài hơn, giúp hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, nếu bé trai gặp phải tình trạng chít hẹp bao quy đầu hoặc tắc đường tiểu. Vì vậy, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn có thể xảy ra từ bên trong cơ thể.

Việc vệ sinh đúng cách và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu ở trẻ.

2. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em

  • Rối loạn tiểu tiện: Trẻ gặp khó khăn khi tiểu, đái buốt, đái rắt, hoặc phải rặn khi đi tiểu. Nước tiểu có thể màu trắng đục, có mủ hoặc mùi khai bất thường. Một số trẻ còn chạm nhiều vào vùng kín khiến bàn tay có mùi khó chịu.
  • Sốt: Nếu trẻ bị viêm bàng quang, thường chỉ sốt nhẹ hoặc không. Trong trường hợp viêm thận, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao trên 39°C, khó hạ nhiệt nếu không dùng thuốc phù hợp.
Trẻ bị sốt vì viêm tiết niệu 
Trẻ bị sốt khi vị viêm đường tiết niệu
  • Rối loạn tiêu hóa: Các biểu hiện như nôn, tiêu chảy có thể xuất hiện khi con bị viêm đường tiết niệu.
  • Biếng ăn và quấy khóc: Trẻ thường ăn kém, ít chơi, hay khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.

3. Phương pháp chẩn đoán

Việc phát hiện và xử lý nhiễm trùng tiểu sớm là rất quan trọng để tránh hậu quả nguy hiểm. Nếu trẻ có dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được kịp thời.

Quá trình chẩn đoán có thể bao gồm các bước như:

  • Phân tích mẫu nước tiểu: Sử dụng que thử đặc biệt để nhận thấy biểu hiện nhiễm trùng như máu, bạch cầu, và vi khuẩn. Nước tiểu cũng có thể được quan sát dưới kính hiển vi để tìm vi khuẩn hoặc mủ.
  • Cấy nước tiểu: Quy trình này giúp xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, số lượng vi khuẩn phù hợp. Quá trình này thường mất từ 24-48 giờ.
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ bằng bằng phân tích nước tiểu
  • Siêu âm thận ở vùng thận và bàng quang
  • Thực hiện X-quang khu vực bàng quang hoặc niệu đạo khi tiểu (VCUG)
  • Xạ hình thận với phương pháp DMSA
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • MRI thận và bàng quang

Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả cho bé.

4. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở trẻ có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan và không can thiệp kịp thời, dẫn đến các tình trạng nguy hiểm và khó chữa trị. Các di chứng có thể bao gồm:

  • Viêm thận bể thận cấp: Viêm nhiễm lan đến thận và các vùng lân cận, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Điều trị kéo dài từ 10-14 ngày.
  • Áp xe xung quanh thận: Tình trạng nhiễm trùng cần điều trị phức tạp hơn và can thiệp dẫn lưu ổ áp xe.
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ nhiễm trùng lan ra máu, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
  • Suy thận cấp: Thận mất khả năng lọc và loại bỏ chất độc. Nếu không được điều trị, tình trạng suy thật cực kỳ nguy hiểm.

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ

Khi con bị viêm đường tiết niệu ở trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương thận. Tùy vào loại vi khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ đưa ra những cách chữa trị phù hợp.

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
  • Amoxicillin
  • Amoxicillin kết hợp axit clavulanic
  • Cephalosporin
  • Doxycycline (áp dụng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên)
  • Nitrofurantoin
  • Sulfamethoxazole-trimethoprim

Nếu bé viêm bàng quang nhẹ thì có thể sử dụng thuốc tại nhà. Tuy vậy, khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, trẻ cần được truyền dịch hoặc dùng thuốc chống nhiễm khuẩn qua đường tĩnh mạch.

Trẻ cần nhập viện khi:

  • Trẻ < 6 tháng tuổi.
  • Sốt cao không hạ.
  • Nhiễm trùng ở thận.
  • Nhiễm trùng huyết bởi vi khuẩn.
  • Nôn mửa.
  • Không thể uống thước.

Khi chữa trị bệnh tại nhà, ba mẹ nên đưa con đi bác sĩ chuyên khoa nếu con có các triệu chứng dai dẳng hơn 3 ngày. Đặc biệt khi con có các biểu hiện sau:

6. Các cách hòng ngừa viêm đường tiết niệu cho trẻ

Viêm đường tiết niệu có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng bồn tắm: Đặc biệt là với bé gái vì vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại đến niệu đạo.
  • Tránh mặc quần áo bó sát: Đặc biệt là đồ lót, vì nó có thể gây áp lực lên vùng kín và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Khuyến khích uống đủ nước: Trẻ cần uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ bài tiết và giúp loại bỏ vi khuẩn qua nước tiểu.
Khuyến khích con uống nhiều nước
Khuyến khích uống đủ nước để phòng viêm đường tiết niệu ở trẻ
  • Hạn chế uống caffein: Các đồ uống có chứa caffein có thể kích thích bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thay tã thường xuyên: Đối với trẻ nhỏ, thay tã thường xuyên giúp vùng kín luôn khô ráo, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Dạy trẻ vệ sinh đúng cách: Hướng dẫn trẻ lau từ trước ra sau sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Khuyến khích đi vệ sinh đúng giờ: Trẻ không nên nhịn đi tiểu, vì việc nhịn đi tiểu có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để hỗ trợ hệ bài tiết và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Nâng cao đề kháng: Cung cấp đầy đủ vitamin và dinh dưỡng để giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại vi khuẩn.

7. Ba mẹ cần làm gì khi con xuất hiện dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Khi có biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em, ba mẹ cần chú ý nguyên tắc để con hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Đảm bảo cho trẻ dùng thuốc đúng liều và đúng giờ như bác sĩ đã hướng dẫn để chữa bệnh hiệu quả.
  • Theo dõi triệu chứng của trẻ: Chú ý các thay đổi trong tình trạng của trẻ và thông báo cho bác sĩ ngay khi có biểu hiệu bất thường.

Theo dõi triệu chứng bệnh tại nhà

Theo dõi triệu chứng của trẻ tại nhà

  • Tái khám đúng lịch: Đảm bảo đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh phương pháp chữa trị nếu cần.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ nước và thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Vệ sinh đúng cách: Dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách và giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tái phát viêm nhiễm.

Việc chăm sóc đúng cách giúp trẻ mau chóng khỏe lại và phòng tránh những vấn đề nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu.

8. Những câu hỏi thường gặp

1. Viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể gây ra biến chứng gì?

Viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng thận, áp xe thận, nhiễm trùng máu. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con.

2. Làm sao để nhận biết trẻ bị viêm nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em?

Con bị viêm đường tiết niệu thường dễ bị tiểu đau, tiểu gấp, tiểu ra máu hoặc thay đổi tính chất nước tiểu. Nếu trẻ có sốt cao và quấy khóc, cần đưa đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Đưa trẻ đi bác sĩ khám ngay
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có dầu hiệu viêm đường tiết niệu

3. Viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể bị tái phát hay không?

Viêm đường tiết niệu có thể tái phát nếu không chữa đúng cách hoặc không thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Việc vệ sinh sạch sẽ và uống đủ nước là rất quan trọng để giảm nguy cơ tái phát.

4. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có cần kiêng ăn uống gì không?

Không có yêu cầu kiêng ăn uống đặc biệt khi con bị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ nước và hạn chế thức ăn có thể gây kích ứng bàng quang như caffein và đồ ăn cay là cần thiết.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bằng cách nhận diện sớm dấu hiệu, tuân thủ đúng chỉ định và biết cách phòng ngừa, cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của con. Hãy chia sẻ câu hỏi hoặc ý kiến của bạn để được giải đáp nhé.

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Back to top button