Top 9 triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu cần phải thăm khám sớm
Dấu hiệu ung thư dạ dày dễ bị lầm tưởng với các vấn đề tại hệ tiêu hóa, dẫn đến việc phát hiện muộn. Vậy có những triệu chứng ung thư dạ dày nào mà chúng ta cần lưu ý và thăm khám? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở bài viết bên dưới nhé.
1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày từ lâu là bệnh lý ác tính nguy hiểm. Bệnh này xảy ra khi các tế bào trong niêm mạc dạ dày tăng sinh bất thường và mất kiểm soát. Quá trình này dẫn đến sự hình thành u ác tính. U không chỉ gây ảnh hưởng đến dạ dày mà còn có nguy cơ lan rộng ra cơ quan lân cận hoặc xa hơn trong cơ thể.
Thời gian phát triển ung thư dạ dày có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống và mức độ phát hiện sớm của bệnh. Các yếu tố như chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lạm dụng đồ ăn nhanh. Hoặc thói quen ít vận động hay tiền sử gia đình mắc ung thư đều làm gia tăng nguy cơ tiến triển nhanh của bệnh.
2. Nguyên nhân khiến nhiều người mắc ung thư dạ dày
Việc nhận biết và hiểu rõ các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên để chủ động phòng ngừa ung thư dạ dày. Hiện nay, tỷ lệ mắc căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
Dưới đây là những nguyên nhân làm cho nhiều người mắc căn bệnh ung thư tại dạ dày:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dễ bị kích thích bởi các thói quen ăn uống không tốt như: ăn mặn, muối chua, đồ ăn nhanh. Những thói quen này gây hại đến niêm mạc của dạ dày. Lâu dần dẫn đến các bệnh lý như viêm loét và trào ngược, từ đó tăng nguy cơ ung thư.
- Sử dụng rượu bia thường xuyên: Rượu bia chứa nhiều chất độc hại. Khi tích tụ lâu ngày trong cơ thể làm tổn thương dạ dày. Từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư.
- Không đi kiểm tra định kỳ: Việc bỏ qua những buổi khám dạ dày mỗi 6 tháng khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển muộn. Việc kiểm tra thường xuyên sức khỏe là cách tốt nhất để phát hiện ở giai đoạn sớm. Qua đó, cơ hội điều trị thành công sẽ tăng lên.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người mắc ung thư dạ dày, bạn có nguy cơ cao hơn so với người bình thường. Vì thế, kiểm tra dạ dày định kỳ là rất cần thiết trong trường hợp này.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc có nicotine và nhiều chất độc hại. Những chất này gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và hô hấp. Thói quen này làm tăng nguy cơ viêm loét, từ đó dẫn đến ung thư tại dạ dày.
3. Dấu hiệu ung thư dạ dày từng giai đoạn
Trong mỗi giai đoạn, những dấu hiệu ung thư dạ dày sẽ hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu, những biểu hiệu bệnh ung thư thường không rõ ràng. Người bệnh dễ bị nhầm với những bệnh lý tiêu hóa thông thường.
3.1. Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn sớm, các biểu hiện thường mơ hồ và khó nhận biết, khiến người bệnh không để ý đến. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến:
- Khó chịu, đau bụng âm ỉ: Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ, khó chịu vùng thượng vị nhưng thường bỏ qua vì nghĩ đây là triệu chứng bình thường.
- Chán ăn: Cảm giác chán ăn kéo dài cũng là biểu hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Ngay cả khi không có lý do cụ thể, là một trong những dấu hiệu của bệnh.
- Đầy bụng, ợ chua, nóng sau bữa ăn: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác đầy bụng hoặc ợ nóng thường xuyên.
- Đại tiện bất thường, phân đen hoặc lẫn máu: Sự thay đổi trong thói quen đại tiện, đặc biệt là khi phân đen hoặc có máu. Đây có thể là triệu chứng ở giai đoạn sớm cần được lưu ý.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân đột ngột mà không do thay đổi chế độ ăn uống hay tập luyện là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
- Buồn nôn, nôn ra máu: Một số trường hợp, người bệnh có thể buồn nôn và ra máu, cho thấy niêm mạc dạ dày đang bị ảnh hưởng.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Tình trạng thiếu năng lượng kéo dài, mệt mỏi không rõ nguyên nhân cũng có thể là biểu hiện sớm của ung thư dạ dày.
3.2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Khi bước vào giai đoạn cuối, bệnh ung thư tại dạ dày trở thành một thách thức lớn trong việc điều trị. Những khối ung thư lúc này sẽ lan ra và di căn sang não, gan, phổi. Sau đó, u dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Dưới đây là các triệu chứng điển hình thường gặp ở giai đoạn này:
- Đi ngoài phân đen: Phân có màu đen, đi ngoài bất thường là biểu hiện bệnh.
- Nôn mửa liên tục: Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn và có thể nôn ra máu, điều này cho thấy tình trạng đau nặng ở niêm mạc dạ dày.
- Chán ăn và mệt mỏi kéo dài: Sự suy giảm chức năng tiêu hóa khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, kéo theo tình trạng mệt mỏi và suy kiệt.
- Đau âm ỉ và trướng bụng: Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, kèm theo cảm giác đầy bụng, khó chịu, đặc biệt ở vùng thượng vị.
- Xuất hiện khối u trong bụng: Ở một số trường hợp, người bệnh có thể sờ thấy u nổi lên trong ổ bụng, cho thấy sự phát triển lớn của ung thư.
- Suy nhược sức khỏe nghiêm trọng: Các triệu chứng của ung thư dạ dày như khó thở, da xanh xao, thở dốc. Đặc biệt là thể trạng suy yếu rõ rệt là những biểu hiện cuối cùng của bệnh.
4. Khi có dấu hiệu của ung thư dạ dày phải làm sao?
Việc nhận biết sớm các nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu được phát hiện từ giai đoạn đầu, ung thư tại dạ dày có nhiều cơ hội được điều trị thành công. Cùng với đó, bệnh mang lại tiên lượng khả quan và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Ngược lại, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, khả năng điều trị sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc sàng lọc và tầm soát định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe toàn.
5. Các phương pháp tầm soát bệnh ung thư dạ dày tại SIGC
Ung thư dạ dày giai ở đoạn đầu thường khó nhận biết do các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày thông thường. Vì vậy, để nhận biết kịp thời, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra chính xác.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường thấy nhất:
Nội soi dạ dày
Đây là phương pháp cơ bản và hiệu quả trong việc phát hiện sớm tổn thương hoặc u nghi ngờ. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mềm có camera, cho vào bên trong thực quản để kiểm tra dạ dày. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để phân tích thêm.
Sinh thiết dạ dày
Kỹ thuật này giúp xác định bản chất của các tế bào dạ dày, bao gồm lành tính hoặc ác tính. Mẫu mô được lấy từ những vùng nghi ngờ sẽ được xử lý. Sau đó, nó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.
Xét nghiệm máu
- Công thức máu: Đánh giá tình trạng thiếu máu hoặc các biểu hiện bất thường khác.
- Dấu ấn ung thư: Hỗ trợ theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh trước hoặc sau điều trị.
Chẩn đoán hình ảnh
Để xác định rõ hơn mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp hình ảnh như:
- Chụp X-quang dạ dày.
- Chụp CT, MRI.
- Chụp PET-CT hoặc xạ hình xương trong trường hợp nghi ngờ ung thư đã di căn.
Tần suất thăm khám tùy thuộc vào từng đối tượng và đánh giá của bác sĩ. Nói chung, người có yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát thường xuyên hơn để có phương án điều trị sớm.
6. Những câu hỏi thường gặp
- Ung thư dạ dày có gây ra đau ngực không?
Có, trong một số trường hợp hiếm, ung thư dạ dày có thể gây ra cảm giác đau hoặc tức vùng ngực. Điều này thường xảy ra khi khối u phát triển gần thực quản. Hoặc khi bệnh nhân gặp tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng do u chèn ép.
- Dấu hiệu ung thư tại dạ dày có liên quan đến hơi thở hay không?
Có. Một số người bệnh có thể gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi kéo dài. Thậm chí tình trạng này không cải thiện dù đã vệ sinh răng miệng kỹ càng.
- Da xanh xao có phải là dấu hiệu của ung thư dạ dày không?
Da xanh xao có thể là biểu hiện gián tiếp, thường xuất phát từ tình trạng thiếu máu do ung thư gây ra. Khi khối u phát triển, nó có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến mất máu mạn tính và gây ra thiếu máu.
- Tại sao ung thư tại dạ dày lại khiến khả năng tiêu hóa giảm đi?
U trong dạ dày có thể cản trở quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Lâu dần dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy ở bụng hay cảm giác thức ăn bị “kẹt” trong dạ dày. Tình trạng này thường rõ rệt hơn sau khi ăn.
- Có thể tự kiểm tra dấu hiệu của bệnh ung thư tại dạ dày tại nhà không?
Mặc dù không thể chẩn đoán chính xác tại nhà nhưng có thể kiểm qua qua triệu chứng: giảm cân, đau bụng kéo dài, phân màu đen. Nếu gặp các biểu hiệu trên, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để khám, chẩn đoán sớm và giảm thiểu tử vong nhé.
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp nào, đừng chần chừ mà phải thăm khám ngay để được tư vấn kịp thời. Việc phát hiện biểu hiện của ung thư dạ dày sớm giúp tăng cơ hội điều trị, phẫu thuật hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn chia sẻ thêm thông tin, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới bài viết này. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn!