Kỹ thuật chụp ảnh HDR (Hight Dynamic Range)
HDR (High Dynamic range) là kỹ thuật chụp ảnh, mở rộng dải tần nhạy sáng (dynamic range) nhằm mô tả lại thực nhất những gì mắt người nhìn thấy trong lúc chụp ảnh. Vì lý do kỹ thuật, cảm biến của máy ảnh chỉ có thể ghi lại những dải tần nhất định, vì vậy sẽ làm mất chi tiết ở những vùng có độ tương phản cao (highlight – vùng sáng, hay shadow – vùng tối). Kỹ thuật HDR có thể được tích hợp trên máy ảnh hoặc sử dụng phần mềm riêng, nhưng tựu trung lại thì sản phẩm ảnh HDR sẽ tái hiện lại chi tiết nhất những gì chính mắt người chụp quan sát.
Phương pháp thực hiện ảnh HDR.
Chuẩn bị.
Máy ống kính rời (DSLR hoặc Micro 3:4), tripod, phần mềm xử lý HDR.
Chụp ảnh.
Ảnh “nguyên liệu” (từ trên xuống): đúng sáng, thiếu sáng và thừa sáng.
Ảnh sử dụng cho HDR có thể là định dạng RAW hoặc JPEG, nhưng ảnh RAW có ưu điểm là lưu giữ nhiều chi tiết và nhiều thông số để chỉnh sửa hơn. Nếu chụp với RAW, thông thường file gốc sẽ được sao thành 3 ảnh đơn: đúng sáng, thừa sáng và thiếu sáng. Tuy nhiên, nếu chỉ sao ra từ một file gốc thì sẽ bị giới hạn về lượng dữ liệu, nên chụp nhiều ảnh để ghép thì sẽ luôn tốt hơn.
Chồng xếp các ảnh đơn.
Xử lý ảnh trên máy
Thông thường, máy ảnh sẽ có lựa chọn cho phép chồng ảnh ngay trên máy. Chồng ảnh thực chất là kết hợp các ảnh chụp cùng một cảnh với các thông số chụp khác nhau để tạo tái hiện lại tối đa các chi tiết của cảnh.
Chức năng chồng ảnh có thể xử lý 3,5 hoặc 7 ảnh đơn, trong đó có một ảnh đung sáng và các ảnh khác thừa hoặc thiếu sáng (nếu không tìm thấy chức năng này, hãy kiểm tra HDSD).
Khi chụp ảnh để thực hiện HDR, cần sử dụng tripod để cố định vị trí chụp để tránh sai sót cho ảnh ghép gây ra do lệch góc nhìn hoặc vị trí chụp so với ban đầu (thường sẽ gây nhòe ảnh kết quả).
Để có ảnh kết quả tốt nhất, người chụp nên chọn cảnh có độ tương phản cao để các ảnh lẻ có thể chụp lại hết các chi tiết trong vùng tối và vùng sáng, nhờ đó ảnh ghép sẽ có độ chi tiết cao nhất.
Xử lý ảnh HDR
Ảnh HDR chưa qua xử lý.
Sau khi chụp ảnh và chuyển ảnh vào phần mềm có chức năng ghép ảnh HDR (ví dụ Photoshop CS5 hoặc Photoshop Elements 8).
Phần mềm sẽ yêu cầu nhập ảnh cần xử lý HDR. Nhập 3,5 hoặc 7 ảnh đơn muốn xử lý vào phần mềm.
Ảnh kết quả
Sau khi chọn ảnh, hầu hết các phần mềm sẽ cho xem trước ảnh HDR đã qua xử lý. Để ảnh phù hợp với nhu cầu, hãy thay đổi các thông số ảnh (như tương phản hay bão hòa màu). Các sắc thái ảnh phụ thuộc vào cách tùy chỉnh của người dùng.