
Sưng nướu răng khôn là vấn đề phổ biến, đặc biệt khi răng số 8 mọc lệch hoặc viêm nhiễm. Tình trạng này gây đau nhức, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây, SIGC sẽ cung cấp thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị sưng nướu răng dành cho bạn.
1. Sưng nướu răng khôn là gì

Sưng nướu răng khôn là hiện tượng vùng nướu xung quanh răng bị viêm nhiễm, kích ứng, thường xảy ra trong quá trình răng khôn mọc. Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi 17-25. Khi mọc, răng thường không đủ không gian, gây ra áp lực lên mô nướu, làm nướu bị sưng.
Tình trạng này có thể đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Bị sưng nướu răng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng lan rộng, áp xe răng.
2. Dấu hiệu của sưng nướu răng khôn
Một trong những dấu hiệu rõ rệt của sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là cảm giác nhức tại khu vực nướu răng số 8. Cảm giác này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy vào mức độ sưng, tình trạng mọc răng của từng người.

- Nướu bị sưng đỏ, nhạy cảm, nhức buốt.
- Khó nhai, đau khi nuốt, mở miệng.
- Hôi miệng, đôi khi kèm theo vị khó chịu trong miệng.
- Nhiễm trùng nặng có thể gây sốt, nổi hạch ở cổ.
- Có thể hình thành ổ mủ, chảy mủ dẫn đến nguy cơ áp xe.
3. Các nguyên gây ra sưng nướu răng khôn
Bị sưng nướu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là quá trình mọc răng.
- Răng số 8 thường thiếu không gian để mọc thẳng, dễ mọc lệch, chèn răng bên cạnh, làm tổn thương nướu và gây viêm nhiễm.
- Vùng răng khó vệ sinh kỹ lưỡng, thức ăn thừa tích tụ, dẫn đến viêm nướu, tạo mảng bám khiến cao răng dày đặc.
- Khi răng số 8 bắt đầu trồi lên, bề mặt sắc nhọn của răng có thể làm tổn thương mô mềm quanh nướu, kích thích viêm nhiễm.
- Viêm nha chu là bệnh lý phổ biến, do vi khuẩn tấn công vùng nướu quanh chân răng, gây sưng đỏ, đau, có thể tạo mủ.
4. Sưng nướu răng khôn có gây nguy hiểm không?

Viêm nhiễm lan rộng
Vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào các mô nướu, làm cho viêm nhiễm lan rộng sang các vùng khác của hàm. Viêm mô nướu có thể gây áp lực lên các mô khác, dẫn đến sự phát triển của áp xe. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng với sự tích tụ mủ, tạo mảng bám quanh vùng nướu răng, ứ đọng khiến cao răng tồn đọng.
Tác động lên các răng xung quanh
Nếu răng số 8 mọc lệch, chúng có thể chèn ép vào các răng phía trước, làm hỏng cấu trúc của chúng. Sự chuyển động, áp lực liên tục có thể làm cho răng bị lệch, sâu, thậm chí bị gãy trong một số trường hợp.
5. Biến chứng của sưng nướu khi mọc răng khôn
Dưới đây là những biến chứng của sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thường gặp mà người bệnh có thể phải đối mặt:
Nguy cơ nhiễm trùng hệ thống
Nhiễm trùng nguyên nhân từ các khuẩn có thể xâm nhập vào máu, lan ra toàn cơ thể. Chúng gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, một tình trạng có thể đe dọa tính mạng.
Tình trạng răng bị lung lay

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khiến tình trạng răng tệ đi
Vi khuẩn liên tục tấn công chân răng, khiến chúng suy yếu và dễ lung lay. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn và gây cơn đau kéo dài. Không chỉ vậy, cơn đau kéo dài còn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn nhai và vệ sinh răng hằng ngày.
Viêm nướu mủ do răng số 8
Răng thường mọc ở vị trí sâu bên trong cung hàm, kèm theo triệu chứng sưng đau, gây trở ngại lớn trong việc vệ sinh răng miệng. Theo thời gian, mảng bám thức ăn tích tụ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nướu có mủ.
6. Các cách giảm sưng nướu răng khôn hiệu quả, an toàn
Khi nướu răng số 8 bị sưng, bạn không chỉ phải đối mặt với cảm giác đau nhức mà còn lo lắng về việc tình trạng này có thể kéo dài, gây biến chứng. Có nhiều cách để giảm sưng nướu, mang lại sự thoải mái nhanh chóng. Dù bạn chọn điều trị tại nha khoa hay những biện pháp tại nhà, mỗi phương pháp đều có hiệu quả riêng.
Điều trị tại nha khoa
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có khả năng bị lại và biến chứng lâu dài
Khi nướu sưng nghiêm trọng và không giảm sau khi tự chăm sóc, cần đến nha khoa để điều trị kịp thời.
- Khám, chẩn đoán: Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây sưng, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp. Nếu có viêm nhiễm, u nang, bác sĩ có thể đề nghị dùng kháng sinh, điều trị chuyên sâu.
- Nhổ răng số 8: Nếu răng mọc lệch, bị viêm, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để tránh các biến chứng như nhiễm trùng.
- Cạo vôi răng: Khi sưng nướu do vi khuẩn tích tụ, làm sạch răng và nướu bằng kỹ thuật cạo vôi sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.
- Kê đơn thuốc: Trong những trường hợp viêm nặng, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng hiệu quả.
Điều trị tại nhà
Trước khi gặp nha sĩ, bạn có thể thử một số biện pháp giảm sưng tại nhà, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời:

- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối giúp làm sạch vùng sưng, giảm vi khuẩn, viêm hiệu quả. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và cao răng. Bạn có thể pha một thìa muối trong cốc nước ấm, súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
- Chườm lạnh: Đặt một túi chườm lên khu vực sưng giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Chườm trong khoảng 15-20 phút, cách nhau vài giờ để tránh tổn thương mô mềm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc kháng sinh như ibuprofen, paracetamol có thể giúp giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Thực phẩm chống viêm: Các loại thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, hạt chia có thể giúp giảm viêm nướu. Bạn cũng có thể uống trà xanh, trà gừng, chúng có tính kháng viêm tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện sau một vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
7. Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị sưng nướu răng khôn?
Chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố quan trọng giúp bạn giảm bớt tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, hỗ trợ quá trình phục hồi. Vậy nên ăn gì và tránh ăn gì để không làm tình trạng sưng tấy trở nên tồi tệ hơn?
Thực phẩm nên ăn khi bị viêm lợi trùm
Khi bị sưng nướu răng, lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm bớt cơn đau, cải thiện quá trình hồi phục.

- Thực phẩm mềm, dễ nhai: Các món như cháo, súp, khoai tây nghiền, các món hầm giúp giảm áp lực lên răng, nướu và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Các loại nước ép giàu, sinh tố: Có thể sử dụng các loại trái cây như cam, kiwi, dâu tây, bổ sung từ các loại rau như ớt chuông, cải bó xôi.
Thực phẩm không nên ăn khi bị áp xe nướu răng
Một số thực phẩm có thể làm tăng sự kích ứng, gây đau thêm khi bị sưng răng, tránh tình trạng tái phát. Những thực phẩm bạn nên tránh bao gồm:
- Thực phẩm cay nóng, gia vị mạnh: Các món ăn cay, nóng, chứa gia vị như ớt, tiêu có thể làm kích thích nướu, gây cảm giác đau đớn thêm.
- Thực phẩm gây sưng nướu tăng thêm: Khi nướu bị sưng, các loại đồ nếp như xôi, bánh nếp dễ gây nóng trong và làm tình trạng sưng viêm nặng hơn. Thịt gà khó nhai, dễ mắc vào răng, trong khi rau muống có thể kích thích mô nướu, gây sưng thêm.
- Đồ ăn và thức uống kích ứng: Đồ ăn lên men quá chua như dưa chua, cà muối có thể làm rát và tổn thương nướu nhạy cảm. Thức uống có cồn và cà phê làm khô miệng, giảm khả năng tự làm sạch của nước bọt, từ đó tăng nguy cơ viêm.
8. SIGC – Địa chỉ thăm khám sưng nướu răng khôn uy tín, an toàn
Khi đối mặt với tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà cần đến một cơ sở uy tín để nhận sự chăm sóc chuyên nghiệp. SIGC tự hào là trung tâm chăm sóc răng miệng hàng đầu, nơi bạn hoàn toàn yên tâm khi được trải nghiệm quy trình điều trị.

- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: SIGC với đội ngũ bác sĩ nha khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề về răng miệng.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Trung tâm trang bị các thiết bị nha khoa tiên tiến giúp chẩn đoán, điều trị nhanh chóng, chính xác.
- Dịch vụ chăm sóc tận tâm: SIGC cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tâm, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị.
- Phương pháp hiệu quả: Tại SIGC, bệnh nhân sẽ được tư vấn, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Hãy đến SIGC ngay hôm nay để được tư vấn cách phòng ngừa và điều trị tận tình. Đặt lịch hẹn ngay qua hotline hoặc website của chúng tôi để nhận ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng lần đầu tiên. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón bạn!
Sưng nướu răng khôn không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách. Với hướng dẫn chi tiết từ SIGC, bạn sẽ dễ dàng nhận biết triệu chứng, tìm ra cách giảm sưng hiệu quả, an toàn. Hãy liên hệ SIGC ngay hôm nay để được tư vấn và chăm sóc – vệ sinh răng miệng toàn diện!
9. Những câu hỏi thường gặp
1. Có cần khám nha khoa định kỳ khi mọc răng số 8 không?
Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường, chẳng hạn như răng mọc lệch, nguy cơ gây viêm nướu, từ đó kịp thời can thiệp.
2. Chườm lạnh hay chườm ấm hiệu quả hơn khi giảm sưng nướu răng?
Chườm lạnh hiệu quả trong việc giảm sưng, đau tức thì, còn chườm ấm cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ phục hồi.
3. Có cần nhổ tất cả răng số 8 không?
Không phải răng số 8 nào cũng cần nhổ. Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên vị trí mọc, khả năng gây biến chứng, tình trạng sức khỏe răng miệng tổng thể.
5. Sưng nướu răng bao lâu thì khỏi?
Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ viêm, cách điều trị. Nếu chăm sóc đúng cách, tình trạng này thường cải thiện sau 5-7 ngày.