Chưa phân loạiTeam Content

Sốt virus ở trẻ em: Dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị hiệu quả

Sốt virus ở trẻ em hay còn gọi là sốt siêu vi, là bệnh phổ biến và dễ lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa. Virus gây bệnh có thể lây truyền khi trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc môi trường ô nhiễm. Cha mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng này thông qua các triệu chứng như: sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ho, chảy nước mũi, hoặc tiêu chảy,…

Các dấu hiệu thường gặp của sốt virus ở trẻ em 

sốt virus ở trẻ nhỏ là gì
Trẻ bị nhiễm virus sẽ bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Sốt cao: Đây là dấu hiệu phổ biến ở trẻ bị nhiễm virus, thường dao động từ 38-39°C, thậm chí có lúc lên đến 40-41°C. Trong giai đoạn này, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Tuy nhiên, sau khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo và có thể vui chơi bình thường trở lại. 
  • Đau cơ và mình mẩy: Trẻ lớn thường phàn nàn về đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ bắp. Trong khi đó, trẻ nhỏ có thể quấy khóc do cảm giác đau không rõ ràng.
  • Đau đầu: Một số trẻ có thể bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu kích thích hoặc vật vã.
  • Viêm đường hô hấp trên: Các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, hắt hơi và họng đỏ là những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên thường gặp khi trẻ bị nhiễm virus.
  • Rối loạn tiêu hóa: Nếu virus tác động đến đường tiêu hóa, trẻ có thể gặp tình trạng tiêu chảy sớm. Trường hợp khác, triệu chứng tiêu chảy có thể xuất hiện sau vài ngày sốt, thường với đặc điểm phân lỏng, không có máu hay chất nhầy.
  • Viêm hạch: Các hạch ở vùng đầu, mặt, cổ có thể sưng to, đau, dễ dàng nhận biết qua sờ hoặc nhìn.
  • Phát ban: Sau khoảng 2-3 ngày sốt, trẻ có thể nổi phát ban. Khi ban xuất hiện, thường trẻ sẽ giảm sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Trẻ có thể bị đỏ mắt, chảy nước mắt, và có gỉ mắt.
  • Nôn: Một số trẻ có thể nôn nhiều lần, đặc biệt sau khi ăn.
 triệu chứng sốt virus ở trẻ em là gì
Các triệu chứng sốt virus ở trẻ em sẽ kéo dài trong 3-5 ngày rồi biến mất

Các triệu chứng sốt virus ở trẻ em thường xuất hiện rầm rộ trong vài ngày đầu, sau đó giảm dần và biến mất sau khoảng 3-5 ngày. Sau khi hồi phục, trẻ trở lại trạng thái khỏe mạnh. 

Virus gây sốt có thể phát hiện thông qua thực hiện các xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu thường giảm hoặc bình thường, trong khi các chỉ số khác như huyết sắc tố vẫn ổn định (CRP 6mg/ml). Ở một số trường hợp, có thể phân lập virus từ dịch ngoáy họng hoặc máu, và kỹ thuật PCR có thể được sử dụng để tìm virus trong dịch hầu họng hoặc máu.

Một số loại virus thường gặp như Myxovirus, Coxsackie, Enterovirus, và virus sởi là những tác nhân phổ biến gây sốt ở trẻ. Các loại virus này có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, đôi khi gây ra những đợt bùng phát dịch.

Biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị sốt virus

Không phải tất cả các trường hợp sốt virus ở trẻ em đều có triệu chứng sốt cao. Trong nhiều tình huống, trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dẫn đến việc các bậc phụ huynh có thể chủ quan và không theo dõi kỹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt virus có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh quản, và rối loạn nhịp tim. Đặc biệt nguy hiểm, sốt virus có thể ảnh hưởng đến não, dẫn đến co giật, hôn mê, và thậm chí để lại di chứng nặng nề sau này.

biến chứng nguy hiểm của sốt virus trẻ nhỏ
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt virus ở trẻ em sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách chăm sóc, điều trị trẻ bị sốt virus

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho sốt virus ở trẻ em. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc hạ sốt, cải thiện thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đồng thời phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Sốt siêu vi thường lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 5-7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ: Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sốt virus, cha mẹ nên có các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng mức độ sốt. Nên sử dụng nhiệt kế đặt ở nách hoặc hậu môn, giữ nhiệt kế trong ít nhất 3 phút để có kết quả chính xác. Sau đó, cộng thêm 0,3 – 0,4 độ vào số liệu trên nhiệt kế. Ví dụ, nếu nhiệt kế ghi 38°C, nhiệt độ thực tế của trẻ là 38,4°C. Một số mức độ sốt đáng lưu ý:
    • Sốt dưới 38,5 độ C: Chườm mát cho trẻ, lau khô mồ hôi, và cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ để cơ thể dễ thoát nhiệt. Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát.
    • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thường sử dụng thuốc có chứa thành phần Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần, cách nhau từ 4-6 giờ. Và cha mẹ nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể sau khi dùng thuốc.
    • Sốt trên 39,5 độ C hoặc có tiền sử co giật: Trong trường hợp này, cha mẹ có thể dùng thuốc đặt hậu môn để hạ sốt, kết hợp với việc lau mát cơ thể bằng nước ấm trong khoảng 30 phút. Nếu trẻ bị co giật, cần giữ trẻ nằm nơi an toàn, đầu kê nghiêng nhẹ trên một chiếc gối mềm để dễ dàng thoát đờm nhầy và giảm nguy cơ ngạt thở.
cách chăm sóc cho trẻ bị sốt virus
Tùy theo mức độ sốt mà bố mẹ cần tìm hiểu cách chăm sóc phù hợp để giúp con mau khỏe lại
  • Hạ sốt cho trẻ: Để hạ sốt virus ở trẻ em hiệu quả, bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, chườm mát cho trẻ bằng khăn sạch và mát, lau khô mồ hôi thường xuyên. Đảm bảo trẻ nằm ở nơi thông thoáng, mặc quần áo nhẹ, thoải mái. Khi trẻ sốt cao, cần cởi bớt quần áo và chăn để giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh hơn.
  • Sử dụng khăn ấm lau người cho trẻ: Khi trẻ sốt, có thể sử dụng khăn mềm nhúng nước ấm và lau khắp cơ thể cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống 37°C. Không sử dụng nước lạnh để chườm vì có thể gây co mạch ngoại vi, làm trẻ bị sốt cao hơn.
  • Phòng chống co giật: Đối với những trẻ có thân nhiệt trên 38,5°C, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt kèm thuốc chống co giật theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải cho trẻ: Việc bù nước và điện giải là vô cùng quan trọng khi trẻ bị sốt virus. Nếu trẻ còn bú, hãy cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Đối với trẻ lớn hơn, nên cho uống Oresol (ORS) theo chỉ định của bác sĩ để bù nước và điện giải. Trong trường hợp trẻ không uống được, có thể dùng bông sạch nhúng nước và chấm lên môi, miệng bé để duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Phòng chống nhiễm khuẩn: Vệ sinh cho trẻ là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Bố mẹ nên vệ sinh mắt, mũi cho trẻ bằng dung dịch natri clorid 0,9%, đảm bảo không để trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Khi trẻ bị sốt virus, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Hãy cho trẻ ăn các món loãng như cháo, súp, uống nhiều nước và nước hoa quả như cam, chanh để tăng cường sức đề kháng.

Bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sốt virus ở trẻ nhỏ có diễn biến nghiêm trọng hay không để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Sốt virus ở trẻ em và cách phòng ngừa

Với các bệnh do virus gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị, và điều này cũng đúng với sốt virus ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bố mẹ cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín để tránh gió lạnh. Không để trẻ ngậm đồ chơi, thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
chống nhiễm khuẩn khi sốt ở trẻ
Vệ sinh mắt mũi của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh tình trạng bội nhiễm
  • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt và nghi ngờ là sốt virus cần cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây cho khác trẻ khác.
  • Chế độ ăn uống bảo đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin các loại để trẻ tăng sức đề kháng.
  • Nhà cửa cũng cần được vệ sinh thông thoáng, lau chùi sạch sẽ.
  • Không cho trẻ ra ngoài nếu thời tiết mưa và lạnh hay đến chỗ đông người vì dễ nhiễm virus bệnh.
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn tạo ra “miễn dịch cộng đồng”, giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong xã hội. Hiện nay, đã có vắc-xin phòng ngừa nhiều bệnh do virus gây ra, bao gồm viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị và Rubella. 

Khi nào cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Việc theo dõi sát sao tình trạng của trẻ là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi trẻ có các dấu hiệu bất thường. Bạn cần đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế nếu nhận thấy một trong các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5°C, đặc biệt khi sốt vượt quá 39°C mà thuốc hạ sốt không có tác dụng.
  • Trẻ có biểu hiện lơ mơ, li bì, ngủ quá nhiều, xuất hiện các cơn co giật, đau đầu liên tục và ngày càng nặng hơn.
  • Trẻ nôn khan nhiều lần, buồn nôn, hoặc sốt kéo dài trên 48 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
sốt virus ở trẻ em có nguy hiểm không
Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các triệu chứng bất thường

FAQs

Sốt virus ở trẻ em có thể tái phát không?

Trẻ em có thể bị tái phát sốt virus nếu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh mới hoặc hệ miễn dịch còn yếu. Để hạn chế nguy cơ này, cha mẹ nên đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt hàng ngày.

Tại sao trẻ em dễ bị sốt virus hơn người lớn?

Trẻ em dễ bị sốt virus hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên khả năng chống lại các loại virus còn yếu. Trẻ em cũng thường tiếp xúc gần với nhau tại trường học, nhà trẻ, nơi vi khuẩn và virus dễ lây lan.

Làm thế nào để nhận biết trẻ đang bị sốt virus hay sốt do vi khuẩn?

Sốt virus thường đi kèm với các triệu chứng như chảy mũi, ho, đau họng và kéo dài khoảng 3-7 ngày. Ngược lại, sốt do vi khuẩn thường kéo dài hơn và có thể kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn như viêm họng mủ, nhiễm trùng da, viêm phổi. Việc xác định chính xác cần thông qua chẩn đoán từ bác sĩ và xét nghiệm y tế.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt virus ở trẻ em. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế hoàn toàn cho việc chẩn đoán và điều trị với bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của con, cha mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Đa khoa Quốc tế Sài Gòn (SIGC) để được đội ngũ bác sĩ tư vấn và đặt lịch khám nhanh nhất nhé! 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Back to top button