Team ContentChưa phân loại

Trẻ Bị Viêm Phổi: Triệu Chứng Và Lưu Ý Khi Chăm Sóc

Trẻ bị viêm phổi là nỗi lo của hàng triệu bậc phụ huynh. Làm thế nào để nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà để tránh biến chứng là điều mà nhiều cha mẹ luôn trăn trở. Biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh rất khó nhận biết, nhưng nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận diện chúng cũng như biết cách bảo vệ sức khỏe con yêu của bạn!

1. Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?

Trẻ bị viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở trẻ là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng tại phổi, xảy ra khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị viêm, chứa đầy dịch hoặc mủ, gây khó khăn cho quá trình trao đổi oxy. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, cướp đi sinh mạng của khoảng 700.000 trẻ mỗi năm trên toàn cầu, chủ yếu là do điều kiện sống kém và thiếu sự can thiệp y tế kịp thời. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến hô hấp, trong đó trẻ em bị viêm phổi chiếm tỷ lệ 20%. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, sinh non hay suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá cũng là những yếu tố nguy cơ hàng đầu, khiến trẻ dễ bị tổn thương đường hô hấp. 

Trẻ bị viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng huyết. Do đó, nhận biết và điều trị kịp thời dấu hiệu trẻ bị viêm phổi là vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro cho tính mạng của trẻ.

2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi

Việc phát hiện trẻ bị viêm phổi ngay từ giai đoạn đầu là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu. Triệu chứng viêm phổi có thể chia thành hai giai đoạn:

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi
Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi

2.1 Triệu chứng trẻ bị viêm phổi giai đoạn sớm

Ở giai đoạn này, trẻ thường biểu hiện các dấu hiệu giống cảm cúm thông thường, khiến nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, một số triệu chứng đặc trưng của dấu hiệu trẻ bị viêm phổi bao gồm:

  • Sốt cao liên tục: Thường từ 38,5°C trở lên, không đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt.
  • Ho kéo dài: Ho trong viêm phổi thường sâu, dồn dập, kéo dài hơn 3 ngày. Một số trẻ xuất hiện ho khan, trong khi trẻ lớn hơn có thể ho có đờm.
  • Khó thở nhẹ: Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 2 tháng tuổi thở trên 60 lần/phút, trẻ 2-12 tháng thở trên 50 lần/phút, trẻ 1-5 tuổi thở trên 40 lần/phút đều được coi là thở nhanh. Đây là dấu hiệu sớm của khó thở do phổi tổn thương.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Trẻ kém chơi, ngủ nhiều, da tái nhợt. Lúc này, cơ thể đang tập trung năng lượng chống lại nhiễm trùng.

Một số trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể biểu hiện kém rõ ràng hơn, chẳng hạn như chỉ quấy khóc nhiều hoặc ngủ không yên. Trong giai đoạn này, nếu được phát hiện kịp thời, trẻ bị em viêm phổi có thể được điều trị, phục hồi nhanh chóng mà không gặp phải các biến chứng nặng.

2.2 Triệu chứng trẻ bị viêm phổi giai đoạn nặng

Khi viêm phổi chuyển sang giai đoạn nặng, các triệu chứng của trẻ bị viêm phổi sẽ trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn.

  • Thở rút lõm lồng ngực: Dấu hiệu này rất đặc trưng. Khi trẻ thở, phần da ở dưới xương ức hoặc giữa các xương sườn bị lõm sâu. Tình trạng này thường xảy ra do phổi không còn khả năng duy trì áp suất bình thường.
  • Sốt cao kéo dài: Nhiệt độ của trẻ có thể không giảm, kéo dài từ 2-3 ngày.
  • Môi, da tái xanh: Đây là dấu hiệu của việc thiếu oxy trong cơ thể, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Thở gấp hoặc nông: Trẻ có thể thở nhanh, nông và không đều, kèm theo việc thở ra có tiếng rít.
  • Ho dữ dội: Ho kèm theo đờm có màu vàng, xanh, hoặc lẫn máu.
  • Ngừng thở thoáng qua: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể ngừng thở ngắn.
  • Lú lẫn hoặc mệt mỏi cực độ: Trẻ có thể lơ đãng, không phản ứng nhanh nhạy như bình thường.

Viêm phổi nặng đòi hỏi trẻ phải nhập viện để được theo dõi, điều trị tích cực, tránh nguy cơ suy hô hấp hoặc nhiễm trùng huyết.

3. Các nguyên nhân trẻ bị viêm phổi

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm phổi bao gồm virus, vi khuẩn với các yếu tố môi trường khác.

nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi
Các nguyên nhân trẻ bị viêm phổi
  • Viêm phổi do virus: Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi, chiếm khoảng 60% các trường hợp tại các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh RSV, các loại virus khác như cúm, adenovirus, rhinovirus cũng có thể gây bệnh. Viêm phổi do virus thường ít nghiêm trọng và dễ điều trị, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng.
  • Viêm phổi do vi khuẩn: Các vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus là nguyên nhân chính gây viêm phổi do vi khuẩn. Đây là dạng viêm phổi nghiêm trọng hơn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp. Điều trị bằng kháng sinh là cần thiết, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.
  • Viêm phổi do nấm: Mặc dù hiếm gặp, viêm phổi do nấm vẫn có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như trẻ bị ung thư, HIV/AIDS hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Các loại nấm như Aspergillus và Candida có thể gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và những trẻ suy dinh dưỡng thường có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus. Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, D hoặc sắt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ em mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh, hoặc HIV cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm, đặc biệt là khói bụi, thuốc lá và các chất gây kích ứng đường hô hấp, có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở trẻ. Trẻ em sống trong các khu vực ô nhiễm có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh nhiễm trùng hơn.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, việc trẻ không được tiêm phòng đầy đủ, chế độ dinh dưỡng kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi. Do đó, việc bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố nguy cơ này là rất quan trọng.

4. Trẻ bị viêm phổi có lây không?

Trẻ bị viêm phổi có thể lây lan
Trẻ bị viêm phổi có lây không?

Trẻ em bị viêm phổi do virus, vi khuẩn, có khả năng cao lây lan qua các giọt nước, dịch mũi khi trẻ ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm khuẩn. Các trường hợp này rất dễ lây, đặc biệt trong môi trường đông đúc như nhà trẻ hoặc trường học.

5. Khi nào nên đưa trẻ bị viêm phổi nhập viện

Trẻ bị viêm phổi có thể được chăm sóc tại nhà trong trường hợp nhẹ, nhưng khi diễn biến xấu đi, có các dấu hiệu trẻ bị viêm phổi sau đây chứng tỏ bệnh đã trở nặng, việc đưa trẻ nhập viện là điều cần thiết. 

  • Sốt cao không hạ
  • Khó thở nặng 
  • Tím tái toàn thân
  • Không uống được nước hoặc nôn nhiều
  • Lơ mơ, kém tỉnh táo

Nhập viện sớm không chỉ giúp điều trị triệt để bệnh mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi hoặc nhiễm trùng huyết.

6. Phương pháp chẩn đoán trẻ em bị viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi cần được chẩn đoán chính xác để đảm bảo phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng trong việc xác định viêm phổi ở trẻ.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài của trẻ, bao gồm ho, sốt, thở nhanh, khó thở và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình chẩn đoán viêm phổi, giúp bác sĩ xác định hướng điều trị ban đầu.
  • Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát chi tiết các tổn thương trong phổi và đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm phổi, từ đó có cơ sở để quyết định các bước điều trị tiếp theo.
  • Xét nghiệm máu: Được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể, như mức bạch cầu tăng cao. Xét nghiệm này còn giúp phân biệt giữa viêm phổi do vi khuẩn và viêm phổi do virus, từ đó xác định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Cấy dịch tiết đường hô hấp: Trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ họng, mũi hoặc phổi để nuôi cấy và xác định tác nhân gây bệnh. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác nguồn gốc nhiễm trùng.
  • Nội soi phế quản: Được chỉ định khi viêm phổi kéo dài hoặc diễn biến nghiêm trọng. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong đường hô hấp để phát hiện các tổn thương, dị vật, hay tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch để xét nghiệm vi sinh vật.
  • Nuôi cấy dịch màng phổi: Nếu viêm phổi kèm theo tình trạng tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể yêu cầu nuôi cấy dịch màng phổi để xác định tác nhân gây bệnh, giúp đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
  • Đo SpO2 (nồng độ oxy trong máu): Phương pháp này đo mức độ oxy trong máu của trẻ, giúp phát hiện tình trạng thiếu oxy, một dấu hiệu quan trọng của viêm phổi nặng. Nếu nồng độ oxy (SpO2) dưới 92%, trẻ cần được điều trị y tế ngay lập tức.
  • Chụp CT ngực: Khi kết quả X-quang không đủ rõ ràng hoặc có nghi ngờ về các tổn thương phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT ngực. Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về tình trạng phổi, giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị chính xác hơn.

Các phương pháp chẩn đoán này giúp xác định chính xác nguyên nhân, mức độ viêm phổi ở trẻ, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, hạn chế các biến chứng và cải thiện khả năng phục hồi cho trẻ.

7. Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.

chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Việc điều trị viêm phổi đòi hỏi sự chính xác và kiên nhẫn. Phụ huynh cần đảm bảo trẻ uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian và không bỏ sót bất kỳ liều nào. Đặc biệt, không nên tự ý ngừng thuốc dù có thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên: Hãy kiểm tra nhiệt độ và nhịp thở của trẻ thường xuyên. Nếu trẻ vẫn sốt cao hoặc có dấu hiệu trở nặng như thở nhanh, môi tím tái, phụ huynh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Giúp trẻ long đờm: Vỗ lưng trẻ đúng cách để làm loãng và đẩy dịch nhầy ra ngoài, giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Đây là một phương pháp hỗ trợ quan trọng trong việc giảm tắc nghẽn đường thở và cải thiện tình trạng bệnh.
  • Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp cho trẻ các bữa ăn mềm, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng. Để tránh tình trạng nôn trớ, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu trẻ không có nhu cầu ăn, không nên ép buộc, mà chỉ cần khuyến khích nhẹ nhàng.
  • Giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ: Môi trường ô nhiễm hoặc khói bụi có thể làm tình trạng viêm phổi trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát và tránh xa khói thuốc lá hoặc các chất kích ứng đường hô hấp.
  • Tránh sử dụng thuốc không cần thiết: Không nên dùng thuốc giảm ho hay các loại thuốc không được kê đơn vì chúng có thể gây tác dụng phụ hoặc làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chuẩn bị cho việc tái khám: Nếu sau 48 giờ điều trị tại nhà tình trạng bệnh không có cải thiện, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám lại và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

8. Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Phòng bệnh luôn là phương pháp tối ưu để bảo vệ khỏi nguy cơ khiến trẻ em bị viêm phổi. Sau đây là những biện pháp hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng:

Phòng trẻ em bị viêm phổi Phòng bệnh là cách tối ưu để bảo vệ khỏi nguy cơ khiến trẻ em bị viêm phổi
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ: Vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Các loại vaccine như phế cầu, cúm mùa, sởi, ho gà và Hib (Haemophilus influenzae type B) cần được tiêm đúng lịch để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc phải.
  • Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: Khi có dịch hoặc nhiều người mắc bệnh, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người. Khi ra ngoài, trẻ cần đeo khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang kháng khuẩn. Đồng thời, tránh để trẻ tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng như ho, sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên: Hãy dạy trẻ thói quen rửa tay đúng cách và sử dụng khăn sạch khi ho hoặc hắt hơi. Đảm bảo vệ sinh đồ chơi, các vật dụng cá nhân và giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng khí để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ đúng cách: Trong mùa lạnh, việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng, đặc biệt là cổ, ngực và bàn chân. Tránh để trẻ uống nước lạnh hoặc tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu vitamin A, C và các khoáng chất thiết yếu như kẽm và sắt. Rau xanh và trái cây tươi là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi để giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, không thức khuya, và tham gia các hoạt động ngoài trời để rèn luyện thể lực. Việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Bác sĩ sẽ giúp tư vấn các biện pháp phòng ngừa bệnh lý, đặc biệt là đối với những trẻ có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao.

Trẻ bị viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc nắm vững dấu hiệu trẻ bị viêm phổi cùng với biết chăm sóc đúng cách tại nhà sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng. Hãy theo dõi… để cập nhật những thông tin hữu ích nhất mà chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn nhé!

9. Câu hỏi thường gặp

9.1. Có cần kiêng tắm cho trẻ bị viêm phổi?

Không cần kiêng tắm khi trẻ bị viêm phổi, nhưng cần phải lưu ý cách thức tắm cho trẻ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.. Sau khi tắm, cần lau khô người trẻ ngay lập tức và tránh để trẻ bị lạnh, bởi nếu trẻ bị nhiễm lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phổi.

9.2. Trẻ viêm phổi có cần cách ly không?

Trẻ bị viêm phổi nên được hạn chế tiếp xúc với những trẻ khác, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu, để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh. Nếu trẻ mắc viêm phổi do virus như RSV hoặc cúm, việc hạn chế tiếp xúc là rất quan trọng vì các virus này có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp.

9.3. Trẻ bị viêm phổi cần kiêng ăn gì?

Khi trẻ bị viêm phổi, nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu, có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa như đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn quá lạnh. Nên ưu tiên cho trẻ ăn các món dễ tiêu, nhẹ bụng và giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng như súp gà, cháo, hoa quả tươi. Quan trọng nhất là đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước trong quá trình hồi phục.

9.4. Trẻ bị viêm phổi có thể khỏi hoàn toàn không?

Trẻ em bị viêm phổi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thường có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng hoặc có các yếu tố nguy cơ như hệ miễn dịch yếu, bệnh nền, thì việc hồi phục có thể lâu hơn và cần sự chăm sóc đặc biệt.

 

Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam

Vapa.vn - Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận của các cá nhân và tổ chức nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh tại Việt Nam. Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA. Hội NSNA Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965.

Related Articles

Back to top button